• Đối với transistor ngược NPN  tương tự kiểm tra hai Diode đấu chung cực Anôt, điểm chung là cực B, nếu đo từ B sang C và B sang E ( que đen vào B ) thì tương đương như đo hai diode thuận chiều => kim lên , tất cả các trường hợp đo khác kim không lên.

    • Đối với transistor thuận PNP tương tự kiểm tra hai Diode đấu chung cực Katôt, điểm chung là cực B của Transistor, nếu đo từ B sang C và B sang E ( que đỏ vào B ) thì tương đương như đo hai diode thuận chiều => kim lên , tất cả các trường hợp đo khác kim không lên.

    • Trái với các điều trên là Transistor bị hư.

  • Ví dụ:

    *   Đo thuận chiều từ B sang E hoặc từ B sang C => kim không lên là transistor đứt BE hoặc đứt BC
    *  Đo từ B sang E hoặc từ B sang C kim lên cả hai chiều là chập hay dò BE hoặc BC.
    * Đo giữa C và E kim lên là bị chập CE.

  • Khi một bo mạch có transistor bị hư, điều rắc rối là…chả biết hư con nào. Nhổ ra ngoài đo thử thì tốn công , còn làm nát mạch.

    Tớ mới phát minh ra một phương cách đo sò , đo transistor trên mạch mà không cần nhổ ra ngoài . Chỉ …”hút trống” một hai mối chì cần hút.

    Máy đo ở đây là máy đo VOM thông thường. Dùng thang đo ohm x1. Thêm con trở 1k5 hoặc 2k2 là được.

  • Một que đo thay thế bằng cái kẹp nhỏ . Còn que kia thì hàn thêm con trở 1k5 , dùng để “chấm” vào cực B để phân cực.

    Bình thường với thang đo ohm x1 khi đo hai đầu trở 1k5 thì kim không lên.

    Kẹp cái kẹp vào cực E . Que đỏ thì chấm vào cực C. Kim đồng hồ không lên. Tiếp theo , chấm con trở vào cực B thì kim vọt lên. Như vậy là transistro còn tốt.

    Lưu ý khi dùng VOM thì có dấu “ngược”. Đầu đen của đồng hồ là + của pin , chấm vào C của NPN. Còn đầu đỏ cùa đồng hồ là – của pin, chấm vào C của PNP. Tùy theo loại transistor mà nhét qua nhét lại.

    Ví dụ đo trans C1815 thì kẹp cọc đỏ vào E , còn que chấm ở cọc đen …chấm vào C. Kim không lên. Sau đó chấm con trở 1k5 ( đang dính vào que đo] vào B thì …kim vọt lên. Đó là transistor còn tốt.

    Quan sát chung quanh transistor , nếu có các con trở từ kí trở lên thì…khỏi hút trống chân nào cả , cứ đo bình thường.

    Đo sò thúc cũng được , khỏi hút trống chân nào…vì cực B của sò thúc lấy từ tầng trước , không có con trở vài trăm ohm nào ở cực B của nó.

    Chỉ có sò CS thì …phải hút trống con trở vài trăm ohm (hoặc vài chục ohm) ở cực B. Nếu có con trở vài trăm ohm thì con trở 1k5 sẽ “yếu”, không đủ phân cực cho sò CS.

    Có thể đo luôn dàn sò cả chục con , vì chúng nó nối song song. Cứ kẹp vào cực E , sau con trở 0,5 ohm. Chấm que đo vào cực C . Chấm con trở 1k5 vào B chung của các con sò. Kim sẽ lên , là dàn sò tốt.

    Khi gở con trở vài chục ohm hoặc vài trăm ohm ở cực B dàn sò CS thì ta có thể đo luôn từ con thúc…Tức đo transistor Darlington.

    Tóm lại , mình có thể chỉ hút trống một hai mối chì là có thể đo tất cả các con sò , con transistor trên mạch …

     MẸO :

    Dùng kẹp mà kẹp là khi chân hàn chì nhô ra một tí . Tốt hơn là ta kẹp vào một cộng dây nhỏ , rồi hàn vào chân E của transistor .Một tay  chấm que đo vào chân C và tay kia chấm con điện trở 1k5 vào B. Kim vọt lên là tốt.

    Khi chấm vào chân C , chưa chấm 1k5, thì có khi kim đã lên một chút. Đó là do các điện trở xung quanh ảnh hưởng. Không sao, cứ chấm 1k5 vào B , nếu kim đồng hồ vọt cao hơn thì tốt . Còn kim không vọt cao hơn thì…nhổ ra ngoài đo lại.

    Còn chưa chấm 1k5 mà kim đã vọt lên cao …tức con transistor đó đã nối tắt CE.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

27 − 17 =