Hàn và khò là việc mà những ai làm điện tử đều phải tiếp xúc hằng ngày ,nhất là ngày nay linh kiện ở các thiết bị đều nhỏ gọn và ở dạng smd , nếu dùng các mỏ hàn nhiệt hoặc hàn xung ngày xưa sẽ không thể hàn được . Thiết bị trên thị trường thì giá còn quá cao và dễ cháy tay hàn sau 1 thời gian sử dụng . Tại sao ta không diy cho mình một thiết bị hửu ích như thế ?  Xin giới thiệu với các bạn mạch dùng cho trạm hàn dùng các tay hàn 24V và tay khò có bán rất nhiều ở các cửa hàng linh kiện điện thoại di động:
Tính năng chính của thiết bị :
– Gia nhiệt nhanh và chính xác không làm hư linh kiện
– Điều khiển mềm ( ấn cái chạy , ấn cái tắt )
– Tự động tắt sau 1 thời gian sử dụng ( auto turn off )
– Kích thước nhỏ gọn dễ chế tạo , linh kiện thông dụng
– Dễ DIY nhất

Tận dụng vỏ nguồn máy tính cũ làm hộp
Tận dụng cái xương trong đầu CD xe hơi làm giá 
đáy là miếng sắt trong cái loa hư 

Ta bắt đầu tìm hiều từng linh kiện để DIY nó

Tay hàn

Bên trong tay hàn

cấu trúc bên trong tay hàn có 4 dây bao gồm 2 dây gia nhiệt và 2 dây sensor
Chúng thường có các màu khác nhau nhưng ta phân biệt chúng bằng cách quan sát xem cặp dây nào có tiết diện lớn thì đó là dây gia nhiệt , cặp dây nào bên trong ruột nhỏ hơn thì đó là dây sensor
Tay khò bên trong có các cặp dây sau:
– Dây gia nhiệt 220V ( dây may so )
– Dây cảm biến nhiệt
– Dây quạt chạy 12 hoặc 24V
– Dây cảm biến công tắc từ  ( lúc ta gác vào nam châm  sẽ  chập lại và ngắt gia nhiệt )

Sơ đồ điều khiển có dạng như sau: Dùng chung cho cả hàn và khò luôn 
Tin là tín hiệu từ sensor tay hàn , VPP là nguồn 12VDC
Thực chất đây là mạch khuếch đại và so sánh điện áp
tầng thứ nhất của lm358 làm nhiệm vụ khuếch đại , tầng thứ 2 là so sánh với ngưỡng nhiệt độ ta đặt 
Phần mosfet và transistor tạo thành mạch tự động khoảng thời gian cho trạm hàn , sau khi bật nút on SW1 trạm hàn hoạt động . Bật nút sw2 trạm hàn tắt , nếu lúc hàn mà quên tắt thì sau khoảng 10′ trạm hàn sẽ tự tắt để tiết kiệm điện .
Phần 12V được thiết kế sử dụng UC3842 boot từ 12V lên 24V mục đích là dùng trạm hàn này ngay cả khi mất điện , lúc đó ta dùng accu 12V để hàn 
 sơ đồ đơn giản như sau

  • T1 = BUZ11
  • L= 100uH Toroid
  • IC1= UC3843
  • C1= 1000uF/16V
  • C2,4= 0.1 uF/63V multilayer
  • C3= 2n2/63V MKT
  • C5=470pF/63V ceramic
  • C6= 100pF/ “”
  • C7= 2200uF/35V (see NOTES)
  • D1 = BY159 (see NOTES)
  • D2 = BY159
  • R1,6,7= 10K
  • R2= 22Ohm
  • R3= 1K
  • R4= 150K
  • R5= 0.27Ohm
  • R8= 12K
  • P1=2K2 Trim

Phần công suất của trạm hàn vào khò có sơ đồ như sau:
đối với tay khò thì bạn cần thêm mạch LM317 để chỉnh tốc độ gió
ghép nối các linh kiện với nhau ta được trạm hàn và khò như sau:

Mạch triac và lm317

Bên trong trạm khò

Và cuối cùng đây là video test thử 


Chúc các bạn thành công !

❁◕ ‿ ◕❁

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

− 1 = 2