Máy hàn xung tự chế tại sao không ?

Chào mọi người. lâu lâu ko có gì góp vui, lang thang trên mạng thấy người ta làm máy hàn xung, ra cửa hàng thấy nó bán máy hàn inverter của TQ giá 2tr500—6tr000. Hơi nhiều tiền mà hư hư thì khó sửa vì mạch phức tạp-mà chắc là hay hư và công suất chắc khong được như quảng cáo.Sẵn thấy vài sơ đồ đơn giản và hình người ta làm mà thèm! Hơn nữa trên diễn đàn đtvn mảng này bỏ trống. Nếu anh em mình làm được thì cũng có cái dùng khi cần đỡ phải mua của TQ. Nếu tiến lên xa hơn thì VN cũng tự làm được. Vậy mình post sơ đồ và một số hình nước ngoài nó tự làm –nó bỏ vào hộp nguồn máy tính dòng 100a hàn que 2.5—3.2 ly. Anh em xem nếu ai thích thì có thể nhào dô mà tiến hành/.Phần mình cũng đang làm thử kết quả OK đang giai đoạn hoàn thiiện nốt là đóng gói. Nay mai sẽ post hiình lên (nếu anh em muốn xem)
Nhưng mà phải từ từ có thứ tự …trước tiên là hình nguyen lý

một số lưu ý sau: Trên là máy hàn siêu nhỏ gọn, cho ra 100A khối lượng 2.5kg. Một số chú thích cho các bạn không đọc được :
BAX Tp1 có 3 cuộn (loại ferit E20) cuộn 1: 120vòng-dây 0.18 /cuộn 2 15vong/cuộn 3 15 vòng khe hở là 0.4mm.
Tp2 là biến áp xung cách ly quấn trên feriit xuyến 20-10-5/trước khi quấn làm bể đôi sau dán lại bằng keo (để tạo khe hở)(có thể dùng EE cho đỡ mất công) 4 cuộn quấn dây 0.35 -35vòng /1 cuộn.
Biến dòng Tt dùng xuyến quấn 50 vòng-0.35mm/ Biến áp ra ETD59 cuộn sơ cấp 35 vòng dây 0.3x26sợi tết lại, cuộn thứ cấp 10 vòng dây 0.3mm. Quấn sơ cấp lớp 1 và lớp 3 thứ cấp lớp 2 ở giữa -khe hở 0.12mm. lọc ra là 18 vòng băng dẹt đồng tiết diện 0.35x18mm (có thể dùng dây mà chập lại cho đủ tiết diện) quấn trên lõi flyback tivi chập lưng lại với nhau-điện cảm 75mcrH.
Một số chú ý Biến áp nguồn nuôi chạy chế độ flyback -Biến áp cách ly, biến dòng và biến áp ra công suất chế độ forward. Xem kỹ hình có các dấu chấm trên các cuộn dây để quấn và đấu dây cho đúng.

TRUNG TÂM SỬA CHỮA ĐIỆN TỬ QUẢNG BÌNH
MR. XÔ - 0901.679.359 - 80 Võ Thị Sáu, Phường Quảng Thuận, tx Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình
Sửa điện tử tại Quảng Bình

Tính sơ sơ giá thành các chi tiết chính (IGBT-2 con 4gp50w-100k)+(7diod stth4030=200k) +(4diod hfa15tb60=40k)+(ferit cac loai =80k)+700g day đồng 200k)+(tan nhiêt 25K)+(vỏ 30K) +(tụ điện lớn 60K)+200k lặt vặt tổn cỡ 1 chai (1 triệu) (chưa có day và kìm hàn). Các bạn nào có làm thì nên kiếm hộp to thì sẽ dễ bố trí mạch hơn, cho tản nhiệt bự vào và cũng bỏ đi cho gọn phần mạch bảo vệ quá nhiệt dùng rơ le. Chú ý là trong hình sơ đồ dùng rơ le tiếp điểm thường mở. khi nóng tản nhiệt thì tiếp điểm đóng nối mạch lại. mình không đọc kỹ khi mua phải loại tiếp điểm thường đóng (70oC) nên mạch phải thêm chút thay đổi cho phù hợp.

Sau một thời gian “ngâm cứu”, mình rút ra Một số lưu ý khi chế tạo: Bộ nguồn nuôi dùng TOP224 có ưu điểm gọn nhẹ, nó cho ra điện áp rất ổn định 14.5v mặc dù điện áp lưới xuống 110v thì áp ra không đổi, điều này đặc biệt quan trọng vì nó bảo đảm cho việc kích fet hoặc IGBT bão hoà, nếu không thì FET hoặc IGBTsẽ bùm.
Có thể dùng nguồn với biến áp thường nếu ko muốn quấn BAX và TOP nhưng phải cho ra cở 24-26v sau đó qua ổn áp 7815.
Phần Driver có thể khác tùy chọn: có thể dùng 2110. Opto HPCL3180, 3120, TLP-250…Theo mình thì dùng OPTO có lẽ là lành hơn cả tuy nhiên nó đắt hơn.
Phần IGBT có thể dùng FET thông thường như irf740 tùy theo công suất ra mà ghép //. Đặc biệt khi cho chạy thử mạch thì láp nó thay cho IGBT nếu có hi sinh thì cũng đỡ thiệt hại
Phần bảo vệ nhiệt dùng rơle nhiệt. Nếu dùng hộp to. tản nhiệt lớn- thì có thể bỏ đi thay vào đó là mạch trễ cho rơle nap tụ là rất gọn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 + 4 =