Trong quá trình sửa chữa hàng ngàn thiết bị điện tử dân dụng mình đã gặp rất nhiều kiểu mạch nguồn trong thực tế. Ở các bài viết trước mình đã đã có đề cập đến mạch nguồn xung là gì, còn ở bài viết này mình hãy cùng tiếp tục đi tìm hiểu một số mạch nguồn khác. Một trong những mạch nguồn đơn giản nhất, chi phí rẻ nhất đó chính là mạch nguồn sử dụng tụ điện, và điện trở. Một số người còn gọi đó là mạch nguồn không sử dụng biến áp, trong tiếng anh còn gọi là “transformerless power supply circuits”.  Đây là một mạch nguồn rất nhỏ gọn tuy nhiên có một số nhược điểm nhất định. mình hãy cùng nhau phân tích mạch nguồn này nhé.

Một kiểu mạch nguồn không sử dụng biến áp
Transformerless power supply circuits


Tại sao lại gọi là mạch nguồn không sử dụng biến áp?
Mạch nguồn này còn được gọi là mạch nguồn không sử dụng biến áp là vì chúng có thể hạ áp mà không cần đến bất cứ linh kiện cuộn dây, hay biến áp nào. Trong phần mạch nguồn chỉ có tụ điện, điện trở, diode và  diode ghim…
Mạch nguồn sử dụng tụ điện, điện trở được sử dụng ở đâu?
Mạch nguồn này được sử dụng trong các thiết bị yêu cầu nhỏ gọn nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ dòng cho hệ thống vi xử lý trong mạch. mình có thể bắt gặp kiểu mạch nguồn không sử dụng biến áp trong các thiết bị như vợt muỗi, máy ép tóc, máy uốn tóc, hệ thống điều khiển nhiệt độ, bo mạch quạt điều khiển từ xa, máy massage, …
Sơ đồ nguyên lý  mạch nguồn dùng tụ, điện trở không sử dụng biến áp

Sơ đồ nguyên lý mạch nguồn dùng tụ không dùng biến áp
      Với sơ đồ trên mình sẽ thấy một điện trở R1 =100 Ohm, một tụ C1 có trị số là 1uF, trở R2 là 470K, một cầu diode , một diode ghim 9V1 và một tụ hóa C1 có trị số điện dung là 470uF.  Nhận thấy ngay răng chân đầu vào của cầu diode một  chân được đấu trực tiếp với nguồn điện, chân đầu vào còn lại được mắc nối tiếp với trở R1 và tụ xoay chiều C1. Ở đây tụ xoay chiều C1 có vai trò chính là hạn dòng qua cầu diode, điện trở R1 có nhiệm vụ hạn dòng nạp đầu tiên khi mới cắm nguồn vào. Ở đầu ra của cầu diode dòng sẽ giảm  và áp được ghim lại bởi diode ổn áp zener ZD 9v1 đồng thời tích trữ điện áp này nhờ tụ háo C1 470uF. Điện trở R2 có chức năng xả tụ xoay chiều C1 khi mạch được ngắt ra khỏi nguồn. 
Ưu, nhược điểm của mạch nguồn dùng tụ và điện trở không sử dụng biến áp
Ưu điểm: Giá thảnh rất rẻ, thuận tiện điều khiển triac và thyristor, kích thước nhỏ gọn vì sử dụng rất ít linh kiện
Nhược điểm: Đây là mạch nguồn không cách ly, rất nguy hiểm nếu mạch để hở hoặc dò điện ra ngoài thiết bị. Sau một thời gian sử dụng thì giá trị tụ điện bị yếu đi dẫn đến mạch không đủ dòng cấp cho mạch điều khiển. 
Dưới đây là video nói chi tiết thực tế về kiểu mạch nguồn sử dụng tụ không sử dụng biến áp này. Chúc các bạn hiểu và thành công trên con đường tự học điện tử cùng bachkhoadientu.com



❀◕ ‿ ◕❀

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+ 45 = 55