Hướng dẫn làm mạch nạp acquy 12V tự ngắt

Có lúc nào bạn thấy khó chịu khi nạp acquy mà lúc nào cũng phải để ý xem bình đã đầy chưa để rút sạc? Đừng lo sau đây Linh kiện điện tử 3M sẽ hướng dẫn các bạn làm một sản phẩm khá hữu ích để giải quyết vấn đề trên: Đó chính là mạch nạp acquy 12V tự ngắt.
Hãy bắt tay làm cùng Linh kiện điện tử 3M nhé!
mạch sạc acquy 12V tự ngắt
Mạch sạc acquy 12V tự ngắt

Linh kiện cần thiết

  • 01 tụ điện 10uF-50V
  • 01 tip41C hoặc C1815
  • 01 relay 12V
  • 01 diode zener 1N4742A
  • 02 diode 1N4007
  • 01 biến trở 10K
  • 03 điện trở 1K
  • 01 điện trở 100 Ohm
  • 02 led khác màu ( để làm đèn báo )
  • Dụng cụ cần thiết để làm mạch: Phíp đồng, máy khoan, muối ăn mòn …
Hình ảnh linh kiện
Hình ảnh linh kiện

Sơ đồ nguyên lý

Sơ đồ nguyên lý
Sơ đồ nguyên lý

Hướng dẫn các bước làm mạch sạc acquy 12V

Bước 1: Các bạn tải file mạch in ở trên về in ra nhé

http://drive.google.com/open?id=0B3q…
Mạch in
Mạch in
Lưu ý:
  • File chỉ mở được khi có kết nối internet
  • File để ủi lên phíp đồng nên phải in trên giấy ảnh mỏng hoặc giấy thuốc ới được nhé
  • Trên file có đầy đủ mạch in, sơ đồ lắp linh kiện và sơ đồ nguyên lý.

Bước 2: Cắt một phíp đồng vừa với mạch in của mình nào

Phíp đồng
Phíp đồng
Lưu ý:
Chỉ nên cắt vừa để tiết kiệm phíp đồng và mạch làm ra có thẩm mĩ hơn

Bước 3: Ốp miếng giấy in mạch lên phíp đồng và bọc lại

Bọc phíp đồng
Bọc phíp đồng
Lưu ý:
Trước khi bọc lại các bạn lấy giấy nhám chà sơ qua phíp đồng nhé

Bước 4: Để bàn là ở chế độ nóng nhất và ủi phíp đồng trong khoảng 10 phút

Là mạch
Là mạch

Bước 5: Sau khi là xong bỏ ngay phíp đồng vào nước lạnh nhé, và nhẹ nhàng kì cọ, bóc tách lớp giấy ra.

Lưu ý:

Phải loại bỏ hoàn toàn lớp giấy cho đến khi chỉ còn lại những đường mạc in màu đen thôi nha

Bước 6: Ngâm mạch vào dung dịch H2O2 và HCl để ăn mòn

Ngâm mạch
Ngâm mạch
Lưu ý:
  • Trong điều kiện thường ta ngâm mạch từ 10 đến 15 phút để dung dich có thể ăn mòn hết đồng.
  • Nếu các bạn muốn nhanh chóng thì dùng nước nóng hoặc ngâm ngoài trời nắng phản ứng sẽ xảy ra nhanh hơn.
  • Các bạn cũng có thể dùng bột sắt FeCl3 để ăn mòn mạch

Bước 7: Lấy miếng đồng ra rửa sạch, đánh bay lớp mực đen đi , khi đó những đường mạch đồng láng o hiện ra

Bước 8: Dùng dung dịch nhựa thông+axeton quết lên bề mặt bảng mạch để giữ đường mạch luôn sáng bóng

Mạch in hoàn chỉnh
Mạch in hoàn chỉnh
Lưu ý:
Sau khi quét xong mình phơi ngoài nắng cho khô mạch rồi mới tiến hành bước tiếp theo

Bước 9: Khoan lỗ chân linh kiện

Khoan lỗ chân linh kiện
Khoan lỗ chân linh kiện

Bước 10: Gắn linh kiện lên mạch theo sơ đồ lắp đặt

Sơ đồ lắp đặt linh kiện
Sơ đồ lắp đặt linh kiện
Lắp điện trở vào mạch
Lắp điện trở vào mạch
Lắp diode vào mạch
Lắp diode vào mạch
Mạch lắp linh kiện hoàn chỉnh
Mạch lắp linh kiện hoàn chỉnh
Chú ý:
  • Phần lưng Tip41 quay về phía role
  • Chiều âm của tụ hướng về Tip41
  • Điện trở 100R( mũi tên màu đen )
  • Điện trở 1K( mũi tên màu đỏ )
  • Phần đầu trắng của diode thường được lắp quay vào nhau
  • Đầu đen của diode zener hướng ra phía ngoài
  • Chân dương của Led hướng vào trong mach

Bước 11: Hàn chân linh kiện

Hàn chân linh kiện
Hàn chân linh kiện
Chú ý:
  • Các bạn nên hàn ngay sau khi lắp đặt từng linh kiện vào mạch
  • Các bạn nên hàn nhanh để tránh làm hư linh kiện nhé

Bước 12: Cấp nối mạch vào nguồn và điều chỉnh ngưỡng điện áp

Điều chỉnh ngưỡng điện áp
Điều chỉnh ngưỡng điện áp
Chú ý:
  • Để điều chỉnh điện áp thì:
  • Muốn ngưỡng 13V vặn tuavit cùng chiều kim đồng hồ
  • Muốn ngưỡng 15V vặn tuavit ngược chiều kim đồng hồ
  • Bình acquy được nạp đầy khi đèn tín hiệu màu đỏ báo sáng
Như vậy là mạch đã được hoàn thành, khá đơn giản đúng không các bạn?
Mọi thắc mắc các bạn có thể liên hệ tới linh kiện kĩ thuật của mình qua Hotline: 024.6659.4242
Linh kiện điện tử 3M Chúc các bạn thành công với Project của mình nhé!

❀◕ ‿ ◕❀

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

88 − 80 =