Trong nhiều trường hợp khối công suất bị hư như chập IGBT, chập cầu diode thì mình cần phải thay thế chúng. Tuy nhiên rất nhiều người không có kinh nghiệm lên cứ thay thế IGBT rồi cắm điện vào lại bị chập tiếp ( dấu hiệu bị chập là đứt cầu chỉ, sập aptomat) . Để không gây lãng phí khi thay thế IGBT thì cần chuẩn bị bóng đèn dây tóc 220V, 100W. Làm một cái đui đèn và cho ra hai đầu dây nguồn của bóng thò ra khỏi đui khoảng 20cm. Khi mình thay thế IGBT và cầu diode xong thì không được lắp mâm dây vào luôn, thay vào đó là bắt hai đầu dây của bóng đèn vào hai cực bắt mâm dây. Sau đó cắm điện vào bếp, nếu bóng đèn sáng rực thì khi đó nếu bắt mâm dây vào IGBT sẽ chập ngay vì thế cần kiểm tra lại các transistor kích xung, thay thế LM339 nếu có. Nếu bóng đèn không sáng hoặc sáng rất yếu thì có thể yên tâm tháo bóng đèn ra và bắt mâm dây trở lại mà không phải lo bị chập IGBT. Việc thay thế IGBT mà bị chập liên tục thì có các nguyên nhân sau với hocwiki nhé.

– Diode ghim áp 18V bị đứt 

– Transistor S8050 hoặc Y1 bị chập chân C và E

– Lm339 bị hư 

– Vi xử lý bị lỗi chân điều chế xung PWM 

– Khối cảm biến dòng điện có vấn đề dẫn đến bếp bị quá dòng gây ra chập IGBT 

Để thay thế IGBT không bị chập một cách đáng tiếc thì hãy dùng bóng đèn sợi đốt để thử như cách trên . Nếu bóng sáng rực khi cắm điện vào thì cần kiểm tra lại toàn bộ các nguyên nhân mình vừa đề cập ở trên 

Ở chương này mình sẽ giới thiệu với các bạn một sơ đồ bếp từ đơn châu Âu. Bạn đọc tự phân tích và tìm hiểu xem có gì khác so với các bếp từ bình dân ở Việt Nam.

Sơ đồ nguồn vào, cầu nắn diode và giám sát điện áp đầu vào 

Sơ đồ mạch điện đầu vào, rơle bảo vệ RL1 và mạch giám sát điện áp vào VLink 

Sơ đồ khối mạch nguồn sử dụng IC nguồn Viper22A

Sơ đồ khối mạch nguồn sử dụng viper22A 

Sơ đồ khối công suất và kích công suất sử dụng ICL6384 

Sơ đồ khối cảm biến dòng điện, cảm biến nhiệt độ sử dụng bộ OPAMP LM258 

Sơ đồ khối vi xử lý và điều khiển quạt sử dụng vi xử lý ST7FLITE09 và IC STS5NF60L 

Sơ đồ bàn phím sử dụng kiểu kết nối bàn phím nối tiếp 

Sơ đồ khối hiển thị sử dụng IC hiển thị STP08CP05 

Các ký hiệu, thuật ngữ và một số mã lỗi

– On/Off: Bật , tắt 

– Hot pot: Nấu lẩu 

– Time: Hẹn giờ

– Power: Phím nguồn 

– Lock: Khóa trẻ em 

– Auto: Tự động 

– Pan: Tín hiệu nhận nồi 

– Pwm: Tín hiệu phát xung điều khiển 

– Vin: Tín hiệu điện áp đầu vào 

– Cur: Tín hiệu dòng điện 

– OV: Tín hiệu quá áp 

– OI: Tín hiệu quá dòng 

– Igbt: tín hiệu nhiệt độ IGBT 

– Tmain: Tín hiệu nhiệt độ mâm dây hoặc mặt kính 

– Vcc: Điện áp cung cấp cho vi xử lý hoặc các chân nguồn của IC 

– Gnd, mass: Điểm được coi là điện áp =0V so với các điện áp khác trên mạch của thiết bị. 

Mã lỗi bếp từ Electrolux xịn ( Không đúng cho mọi loại bếp)

E0: Lỗi bo mạch lọc nguồn 

E3: Điện áp đầu vào quá thấp (dưới 180V) hoặc quá cao (trên 400V) 

E4: Nhiệt độ mâm dây quá cao 

E5: Mất một pha điện áp 

E6: Lỗi kết nối giữa bo mạch lọc nguồn với mạch công suất 

TRUNG TÂM SỬA CHỮA ĐIỆN TỬ QUẢNG BÌNH
MR. XÔ - 0901.679.359 - 80 Võ Thị Sáu, Phường Quảng Thuận, tx Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình
Sửa điện tử tại Quảng Bình

E7: Nhiệt độ tản nhiệt của bo công suất quá cao 

E8: Lỗi kết nối giữa bộ lọc nguồn với bo điều khiển hiển thị 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

− 5 = 4