- Nguồn thứ cấp là nguồn điện xuất hiện sau khi ta bấm công tắc mở nguồn.
- Nguồn thứ cấp bao gồm toàn bộ các điện áp cung cấp cho các linh kiện của máy để chuẩn bị đưa máy vào chế độ hoạt động.
(không tính nguồn VCORE cấp cho CPU). - Các điện áp thứ cấp 5V và 3,3V sử dụng điện áp cấp trước 5V và 3,3V và đóng qua các chuyển mạch điện tử dưới sự điều
khiển của lệnh mở nguồn thứ cấp. - Các điện áp khác được tạo ra bởi các nguồn xung như điện áp: 2,5V – 1,8V – 1,5V – 1,25V – 1,2V – 1,05V – 0,9V (trong đó
điện áp 2,5V và 1,25V cấp cho DDR, điện áp 1,8V và 0,9V cấp cho DDR2) - Các nguồn thứ cấp chỉ xuất hiện khi máy đã có nguồn cấp trước.
Các nguồn điện |
Tải tiêu thụ |
Nguồn 5V cấp trước |
Chipset nam, các IC dao động của nguồn thứ cấp |
Nguồn 3,3V cấp trước |
IC điều khiển nguồn để điều khiển mạch xạc pin |
Nguồn 5V thứ cấp |
Các ổ đĩa HDD, CDROM, màn hình LCD, các cổng USB. |
Nguồn 3,3V thứ cấp |
Chipset nam, Clock Gen, SIO, BIOS, Sound, Net, Card Wifi |
Nguồn 2,5V thứ cấp |
Bộ nhớ DDR và Chipset bắc. |
Nguồn 1,8V thứ cấp |
Chip Video và bộ nhớ DDR2, Chipset bắc. |
Nguồn 1,5V thứ cấp |
Cấp cho Chipset nam và Chipset bắc. |
Nguồn 1,25V thứ cấp (VTT) |
Cấp nguồn phụ cho DDR |
Nguồn 1,2V thứ cấp |
Cấp nguồn phụ cho hai Chipset |
Nguồn 1,05V (VIO) thứ cấp |
Cấp nguồn phụ cho CPU. |
Nguồn 0,9V (VTT) |
Cấp nguồn phụ cho DDR2 |
Chú thích các chân của IC dao động nguồn thứ cấp MAX 1715
Số Pin |
Ký hiệu |
Tên đầy đủ |
Chức năng |
1 |
OUT1 |
Output |
Chân nối với điện áp ra vế 1 |
2 |
FB1 |
Feed Back |
Chân nhận điện áp hồi tiếp để ổn định áp ra vế 1 |
3 |
ILIM1 |
|
Giới hạn dòng điện vế 1 (bảo vệ quá dòng) |
4 |
V+ |
|
Chân nguồn cấp V+ (từ 5 đến 24V) |
5 |
TON |
Chân cho phép IC hoạt động |
|
6 |
SKIP |
|
Chân gim điện áp. |
7 |
PGOOD |
Power Good |
Báo mức “1” khi nguồn chạy tốt |
8 |
AGND |
Analog GND |
Chân tiếp Mass cho mạch Analog |
9 |
REF |
Vref |
Chân ra điện áp chuẩn. |
10 |
ON1 |
|
Lệnh điều khiển vế 1 hoạt động |
11 |
ON2 |
|
Lệnh điều khiển vế 2 hoạt động |
12 |
ILIM2 |
|
Giới hạn dòng điện vế 2 (bảo vệ quá dòng) |
13 |
FB2 |
Feed Back |
Chân nhận điện áp hồi tiếp để ổn định áp ra vế 2 |
14 |
OUT2 |
|
Nối với điện áp ra vế 2 |
15 |
NC1 |
No Conect |
Không kết nối |
16 |
LX2 |
|
Chân nối với điểm giữa hai Mosfet vế 2 |
17 |
DH2 |
Drive High |
Chân dao động ra điện mức cao vế thứ 2 |
18 |
BST2 |
BOOST |
Chân tăng điện áp cho mạch OP Amply trong IC vế 2 |
19 |
DL2 |
Drive Low |
Chân dao động ra mức thấp vế thứ 2 |
20 |
VDD |
|
Chân nguồn cấp 5V cho các mạch số |
21 |
VCC |
|
Chân cấp nguồn 5V cho mạch tạo dao động |
22 |
PGND |
|
Chân tiếp mass |
23 |
NC2 |
No Conect |
Không kết nối |
24 |
DL1 |
Drive Low |
Chân dao động ra mức thấp vế thứ 1 |
25 |
BST1 |
BOOST |
Chân tăng điện áp cho mạch OP Amply trong IC vế 1 |
26 |
DH1 |
Drive High |
Chân dao động ra điện mức cao vế thứ 1 |
27 |
LX1 |
|
Chân nối với điểm giữa hai Mosfet vế 1 |
28 |
NC3 |
No Conect |
Không kết nối. |
Các dòng mầu đỏ là các chân đầu vào quan trọng mà mình cần kiểm tra khi mạch không hoạt động.
Tác dụng của các chân BST, DH và LX
So sánh các chân giữa IC dao động của nguồn cấp trước và nguồn thứ cấp.
|
IC dao động nguồn |
IC dao động nguồn |
Chức năng |
Các chân |
V+ |
V+ |
Chân cấp nguồn đầu vào từ 5 đến 24V |
VDD |
VDD |
Chân cấp nguồn 5V |
|
ON5 |
ON1 |
Lệnh mở nguồn vế 1 |
|
BST5 |
BST1 |
Chân bù điện áp vế 1 |
|
DH5 |
DH1 |
Chân dao động ra mức cao vế 1 |
|
LX5 |
LX1 |
Chân nối với điểm giữa hai Mosfet vế 1 |
|
DL5 |
DL1 |
Chân dao động ra mức thấp vế 1 |
|
FB5 |
FB1 |
Chân hồi tiếp để ổn định áp ra vế 1 |
|
CSH5 |
CS1 |
Chân cảm biến dòng vế 1 |
|
CSL5 |
|
||
ON3 |
ON2 |
Lệnh mở nguồn vế 2 |
|
BST3 |
BST2 |
Chân bù điện áp vế 2 |
|
DH3 |
DH2 |
Chân dao động ra mức cao vế 2 |
|
LX3 |
LX2 |
Chân nối với điểm giữa hai Mosfet vế 2 |
|
DL3 |
DL2 |
Chân dao động ra mức thấp vế 2 |
|
FB3 |
FB2 |
Chân hồi tiếp để ổn định áp ra vế 2 |
|
CSH3 |
CS2 |
Chân cảm biến dòng vế 2 |
|
CSL3 |
|
||
P.GOOD |
P.GOOD |
Chân báo nguồn tốt |
|
REF |
REF |
Chân ra điện áp chuẩn |
|
Chân khác nhau |
VL (LDO, VREG) |
không có |
Chân All_Always_on ra điện áp 5V |
SHDN |
không có |
Chân Shutdown – chân bảo vệ |
a – Trường hợp sau đây cho thấy máy có nguồn cấp trước nhưng không có nguồn thứ cấp, khi đó máy ăn
dòng khoảng 0,03A nhưng khi bấm công tắc mở nguồn, dòng tiêu thụ của máy không tăng.
b – Trường hợp sau đây khi ta bấm công tắc, dòng tiêu thụ của máy tăng lên nhưng chỉ tăng đến khoảng
0,3A thì dừng lại, điều này nghĩa là máy đã xuất hiện các điện áp thứ cấp nhưng CPU vẫn chưa hoạt động.