Khi sửa chữa Laptop, việc đầu tiên là bạn phải xác định được các linh kiện trên máy, bạn không thể sửa được các mạch nguồn nếu không biết IC điều khiển nguồn nằm ở đâu ?, bạn cũng không thể sửa được tiếng khi bạn không thể nhận biết IC Card sound. Sau đây là một số đặc điểm giúp bạn nhận biết các linh kiện trên máy Laptop.
Là chip hình vuông, 4 hàng chân, bên cạnh hoặc phía sau thường có thạch anh 32,768K.
10.Các đèn công suất Mosfet trên các mạch nguồn xung.
Các đèn Mosfet đều có 8 chân.
Có ký hiệu là Q hoặc PQ.
Nếu để ý chân thì bạn thấy nó có nhiều chân chập chung làm một.
Đèn Mosfet thường đứng gần các cuộn dây.
Trên Laptop đèn Mosfet có 8 chân, ký hiệu là Q hoặc PQ.
12.Các IC dao động của các nguồn xung.
Trên mỗi máy Laptop thường có từ 6 đến 10 nguồn xung, mỗi nguồn xung có một cuộn dây (trừ nguồn Vcore có 2 cuộn).
Để nhận biết các IC dao động nguồn, ta dựa vào một số đặc điểm sau đây:
IC dao động nguồn thường đứng bên cạnh hoặc phía sau các đèn Mosfet và cuộn dây.
IC dao động nguồn thường có các ký hiệu như: ISL…, RT…, TPS…, MAX…, ADP…, BQ… (ví dụ TPS51120, MAX1631.)
IC dao động đứng gần cuộn dây, Mosfet đứng ở phía sau của Main, ký hiệu là TPS51125.
Bạn có thể tra cứu IC này trên https://datasheet.com
“Tra cứu IC nguồn Laptop” , bạn vào trang này tra cứu sẽ biết đó có phải là IC nguồn không và là IC gì trong 4 loại sau:
– IC dao động nguồn cấp trước.
– IC dao động nguồn thứ cấp.
– IC dao động nguồn VCORE
– IC dao động nguồn xạc.
* Mỗi máy Laptop có từ 5 đến 6 IC dao động nguồn, trong đó bao gồm:
1 IC dao động cho nguồn VCORE.
1 IC dao động cho mạch xạc pin.
1 IC dao động cho hai điện áp 5V và 3V cấp trước.
Ngoài ra có từ 2 đến 3 IC dao động cho các nguồn điện thứ cấp.
13.Nhận biết các Transistor.
Các Transistor trên Laptop có thể thuộc một trong 3 loại ở trên.
Với các đèn số thì có thêm điện trở hạn dòng mắc vào cực B và từ B sang E, mục đích là người ta có thể đưa thẳng lệnh 3V vào chân B mà không cần mắc R hạn dòng bên ngoài, khi đo các đèn này thì trở kháng BE một chiều là vô cùng một chiều có R khoảng 1K (Bạn lưu ý kẻo nhầm với đèn bị hư).
Với các đèn Transistor FET thì cách đo giống như đo Mosfet.
* Transistor 6 chân.
Với các đèn 6 chân nhưng có nhiều chân đấu chung mạch in như trên thì chúng vẫn là đèn đơn và chúng thường được sử dụng làm mạch công tắc điện tử, ví dụ đèn công tắc đóng điện áp 5V thứ cấp trên máy IBM T42.
– Ký hiệu là Q hoặc PQ.
* Các đèn kép 5 chân.
Nếu linh kiện có 5 chân như trên nhưng ký hiệu là Q hoặc PQ thì đó có thể là đèn kép, bên trong có 2 đèn
14.Các IC ổn áp tuyến tính.
* IC ổn áp 5 chân.
– Đi ốt là các linh kiện có ký hiệu là D
– Trên Laptop thường có một số đi ốt ổn áp loại 3 chân, bên trong đi ốt này có thể có 1 đi ốt đơn, có thể có hai đi ốt như hình dưới.
16.Nhận biết các tụ điện.
Có hai loại tụ điện là tụ hoá và tụ gốm trên máy.
a) Tụ hoá: Là các tụ hình trụ hoặc hình chữ nhật, có ký hiệu là C hoặc PC…
b) Các tụ gốm: là các tụ có mầu nâu đỏ, mầu đất sét, có ký hiệu là C hoặc PC, là các tụ không phân cực. các tụ gồm to thường sử dụng để lọc nhiễu cho đường điện áp 19V (nguồn đầu vào), các tụ gốm nhỏ dùng để lọc nhiễu cho điện áp thấp hoặc được sử dụng trong các mạch tạo dao động.
17.Nhận biết các điện trở.
– Các điện trở có mầu đen, có ký hiệu là R hoặc PR…