ý nghĩa của thạch anh trong Mạch dao động
Trên main laptop thạch anh nằm gần con IC xung clock 14.318Mhz, Chíp Nam 32.768Mhz, EC…..
Thạch anh có kí hiệu là: X,Y. Hình dạng của thạch anh: Thạch anh có nhiều hình dạng như: Hình chữ nhật, có hai chân ở hai bên đầu, hình chữ nhật có bốn chân mỗi đầu có hai chân, hình elip có hai chân ở hai bên đầu.
Mạch thạch anh định tần
Để chạy các câu lệnh trong ic vi điều khiển, Bạn cần tạo ra xung nhịp. Tần số xung nhịp phụ thuộc vào thạch anh gắn trên chân 18, 19. Với thạch anh 12MHz, Bạn sẽ có xung nhịp 1MHz, như vậy chu kỳ lệnh sẽ là 1us.
Để tăng độ ổn định tần số, người ta dùng thêm 2 tụ nhỏ C6, C7 (33pF x2), tụ bù nhiệt ổn tần.
Điều này cho thấy, Bạn cũng có thể thay đổi nhịp nhấp nháy của đèn nếu dùng thạch anh có tần số khác.
Ứng dụng trong điện tử đa phần để tạo tần số được ổn định vì tần số của thạch anh tạo ra ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ hơn là các mạch dao động RC.
Trong mạch vi xử lý bắt buộc phải có thạch anh (trừ các loại có dao động nội) vì xét chi tiết thì mạch vi xử lý có CPU, timer,… CPU bao gồm các mạch logic và mạch logic muốn hoạt động cũng cần có xung clock, còn timer thì gồm các dãy FF cũng cần phải có xung để đếm. Tùy loại mạch vi xử lý mà bao nhiêu xung clock thì ứng với 1 chu kì máy, và với mỗi xung clock mạch vi xử lý sẽ đi làm 1 công việc nhỏ ứng với lệnh đang thực thi.
Phương pháp kiểm tra xác định hư hư mạch dao động sử dụng thạch anh
Hiện nay đồng hồ Wellink 301 hoặc 401 hỗ trợ đo thạch anh lên đến 40Mhz đủ để đo các thạch anh trong mạch.
Tâng số thạnh anh đo được của mạch Xung Clock phải đúng 14.318Mhz . Nếu không mạch dao động bị lỗi chưa hoạt động hoặc IC hay thạch anh bị lỗi