Bật công tắc, quạt nguồn có quay, máy không khởi động, kiểm tra thấy mất xung Clock.

Kiểm tra sau đây cho thấy, khi bật công tắc quạt nguồn vẫn quay nhưng mất xung Clock.

Phân tích nguyên nhân:

– Bật công tắc, quạt nguồn vẫn quay điều đó cho thấy, mạch khởi động trên
– Mainboard vẫn tốt, nguồn ATX vẫn tốt, các phụ tải bình thường không bị chập.
– Không có xung Clock (mất đèn CLK) là do các nguyên nhân sau:

Xem lại bài học liên quan

Các bước kiểm tra sửa chữa:

Bước 1Thay nguồn ATX tốt để loại trừ nguyên nhân do lỗi nguồn ATX

Khi nguồn ATX có sự cố sẽ ngắt tín hiệu P.G và Mainboard bị mất tín hiệu PWR_GD

Bước 2 – Kiểm tra mạch ổn áp VRM cấp nguồn cho CPU, cách kiểm tra như sau:

Bước 3 – Sửa mạch ổn áp VRM (nếu điện áp VCORE ra bằng 0V) * Xác định IC dao động của mạch ổn áp VRM
– Tháo CPU ra ngoài
– Chỉnh đồng hồ ở thang X 1Ω
– Đặt que đen vào chân cuộn dây ra (vị trí điện áp VCORE)
– Que đỏ đo vào chân các IC đứng gần khu vực Socket của CPU
=> Đo vào chân IC nào cho trở kháng bằng 0Ω (tức là chân IC thông mạch với chân cuộn dây ra) thì đó chính là IC dao động


Đo tìm IC dao động có chân thông mạch với điện áp VCORE (thông mạch với cuộn dây ra)

Khò lại IC dao động của mạch ổn áp VRM, nếu không được thì bạn thay thử IC này.

TRUNG TÂM SỬA CHỮA ĐIỆN TỬ QUẢNG BÌNH
MR. XÔ - 0901.679.359 - 80 Võ Thị Sáu, Phường Quảng Thuận, tx Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình
Sửa điện tử tại Quảng Bình

Bước 4 – Sửa mạch Clock Gen

Nếu đo điện áp VCORE (như phép đo sau đây) mà thấy có điện áp khoảng 1,5V => thì mạch VRM tốt

  • Gắn CPU vào Mainboard
  • Cấp nguồn cho Mainboard qua rắc 24Pin và rắc 4 Pin
  • Chỉnh đồng hồ ở thang đo 10V DC
  • Que đen của đồng hồ kẹp vào mass, que đỏ đo vào đầu cuộn dây
    ra của mạch VRM (cuộn dây ra là cuộn to hơn và có từ 2 đến 4 cuộn giống
    nhau)
  • Bật công tắc và quan sát đồng hồ => Nếu kết quả đo bằng khoảng 1,5V => nghĩa là mạch VRM hoạt động tốt
  • Nếu mạch VRM hoạt động tốt mà vẫn mất xung Clock => thì do hư mạch Clock Gen

    * Sửa chữa mạch Clock Gen
    – Xác định đúng IC của mạch Clock Gen (là IC 2 hàng chân, bên cạnh có thạch anh 14.3 Mz)
    – Vệ sinh sạch sẽ khu vực quanh IC rồi sấy khô (nếu có bụi và ẩm)
    – Thay thử thạch anh 14.3MHz
    – Khò lại chân IC – Clock Gen
    – Nếu các thao tác trên không được thì bạn cần thay IC – Clock Gen

    Khò lại IC Clock gen

    Khò lại chân IC – Clock Gen, nếu không được thì bạn cần thay IC – Clock Gen

    Bước kiểm tra lại .
    – Bạn cần kiểm tra lại xung Clock sau mỗi lần thao tác sửa chữa, khi nào thử lại thấy đèn CLK sáng liên tục là bạn đã sửa thành công bệnh này.
    – Quá trình kiểm tra xung Clock như sau:


    Trả lời câu hỏi liên quan:

    1. Câu hỏi 1 – Vì sao hư mạch VRM lại ảnh hưởng đến xung Clock ?
    2. Trả lời :
      Trên các Mainboard hiện nay, IC tạo xung Clock tức IC – Clock Gen thường có một tín hiệu P.GOOD (PWRGD) đi tới, tín hiệu này là tín hiệu báo sự cố của các mạch ổn áp, khi các mạch ổn áp hoạt động tốt thì tín hiệu này có mức logic bằng 1 và cho phép IC – Clock Gen hoạt động duy trì, trong trường hợp các mạch ổn áp có sự cố, khi đó tín hiệu PWRGD sẽ có mức logic bằng 0 và IC- Clock Gen bị khoá

      Bên trong IC Clock gen

    3. Câu hỏi 2 – Ta phải kiểm tra và sửa chữa xung Clock khi nào ?
    4. Trả lời:– Khi Mainboard vẫn mở được nguồn nhưng không khởi động, không báo sự cố thì ta cần kiểm tra xung Clock đầu tiên, bởi vì xung Clock là một điều kiện cần thiết để cho các IC trên Mainboard hoạt động, đồng thời khi kiểm tra xung Clock cho ta một số thông tin về bệnh của máy.
      Ví dụ: Với các Mainboard Pentium 4 – Khi ta kiểm tra bằng Card Test Main thấy có xung Clock thì ta suy ra được là mạch VRM và mạch Clock Gen đã hoạt động tốt, điều đó giúp ta loại trừ được các nguyên nhân để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân hư hư của Main.Bài sau sẽ đề cập đến hiện tượng, có xung Clock nhưng Mainboard lại mất tín hiệu Reset hệ thống vì vậy nó vẫn không khởi động được.

    Nguồn: hocnghe.com.vn

  • Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    9 + 1 =