Mạch tạo nguồn cấp trước trên mainboard
Motherboard standby voltage generation circuit
主板待机电压产生电路
Nguồn cấp trước ở bộ nguồn ATX. Là dây màu tím (Purple/Violet) +5VSB (SB = StandBy)
Sơ đồ chân giắc cắm nguồn ATX
Chân số 9 là 5VSB (ký hiệu trong các schematics)
Khi cắm nguồn ATX vào mainboard, +5VSB sẽ cấp cho các mạch sau:
– Chip SIO (Chân 98 IT8718)
– PWRBTNSW Nút kích nguồn (qua trở tạo mức cao)
– SYS_RST Nút Reset (qua trở tạo mức cao)
– Các cổng USB (sau khi kích nguồn sẽ lấy 5V nguồn chính, hoặc jumper để lựa chọn).
– Chip cầu Nam (chân F6 ICH7)
Ngoài cấp nguồn cho các thiết bị nêu trên, 5VSB còn tạo ra nguồn 3VDUAL_SB (3v3 Standby). Với IC họ 1117, 1084, 1085, 1086 như sau:
Nguồn 3v3 SB với IC L1117
Nguồn 3v3 SB với IC APE1084.
Nguồn 3v3 SB sẽ cấp cho các thiết bị sau:
– Chip SIO
– Chip cầu Nam (VCCSUS3_3 / VCCLAN3_3)
– Chip LAN
– EEROM (LAN or Dual BIOS)
– Mạch RTCRST (Real Time Clock)
– Khe PCI (Chân A14, Card test main có đèn 3VSB là chân này).
– Khe PCI-E (Chân B10)
– IC Clock.
Thiếu nguồn 3VSB hoặc 5VSB mainboard sẽ không kich được nguồn. Đây là lý do mà đèn 3VSB trên card test rất quan trọng.
Các lỗi sẽ làm mất hoặc thiếu nguồn 3VSB và 5VSB:
– Chạm chip SIO. Bị rất nhiều.
– Chạm chip cầu Nam. Bị rất nhiều.
– Chạm chip LAN. Bị rất nhiều.
– Chạm chip Sound (ko liên quan đến 3VSB, 5VSB nhưng liệt kê chung vì nó có triệu chứng tương tự).
– Card mở rộng (Sound / LAN / Wifi ) chạm.
– Card màn hình chạm.
– IC Clock chạm.
– Thiết bi cắm vào cổng USB bị chạm, hoặc do chạm cổng USB.
Cách phát hiện nhanh lỗi liên quan đến 5VSB và 3VSB: trên 50% lỗi không kích nguồn sẽ được phát hiện bằng cách:
Chế đồng hồ đo cường độ dòng điện của dây Tím 5VSB. Sự tăng cao bất thường của dòng là có 1 thiết bị nào đó chạm/ hư (thường rơi vào SIO, Nam, LAN…)
Sẽ có Video minh bạna sau.
Trên đây là bài soạn để mình làm Video: Mainboard – Mạch nguồn cấp trước.
Anh em có thắc mắc cứ gửi vào đây nha.
(っ◔◡◔)っ ♥ LinhKienThaoMay.Com ♥
Tại sao ở nguồn ATX ta gọi là 5VSB mà trong sơ đồ main lại gọi là nguồn 5VDUAL vậy anh?