V – KHỐI ĐIỀU KHIỂN (VI XỬ LÝ) 

1. Tổng quát về khối điều khiển. 

1.1. Chức năng của khối điều khiển: 

– Xử lý các tín hiệu nhập từ các phím bấm rồi đưa ra lệnh điều khiển, điều khiển các linh kiện của máy. 
– Điều khiển tắt mở khối cao áp và thay đổi độ sáng màn hình thông qua lệnh ON/OFF và lệnh Bright. 
– Xử lý xung đồng bộ H.syn và V.syn rồi tạo ra tín hiệu điều khiển thay đổi tần số quét trên màn hình. 
– Tạo tín hiệu Reset để khởi động các khối như khối xử lý tín hiệu Video và tín hiệu Audio.

Hình 1 - Sơ đồ tổng quát về khối điều khiển trên Tivi LCD.
 

– Điều khiển khối xử lý Video để thay đổi các chức năng như thay đổi độ phân giải, thay đổi độ tương phản, mầu sắc, tạo hiển thị trên màn hình. 

– Điều khiển khối Audio để thực hiện các chức năng thay đổi về âm thanh 
– Điều khiển khối kênh và trung tần để thực hiện chức năng dò kênh, chuyển kênh và nhớ kênh. 
– Điều khiển khối chuyển mạch để thay đổi tín hiệu đầu vào là Tivi hay Video hoặc Computer… 
– Điều khiển tắt mở nguồn, chuyển nguồn giữa hai chế độ Power On và Stanby.

Hình 2 - Khối điều khiển và khối xử lý tín hiệu tích hợp trong một linh kiện.


1.2. linh kiện của khối điều khiển: 
– linh kiện chính là CPU (vi xử lý), CPU thực hiện xử lý các lệnh nhập từ bàn phím và các xung đồng bộ rồi đưa ra tín hiệu điều khiển, điều khiển các hoạt động của máy, hoạt động của CPU dựa trên phần mềm được nạp trong bộ nhớ Flash ROM. 
– Flash ROM – Là bộ nhớ lưu các chương trình phần mềm được nhà sản xuất nạp sẵn, chúng tương tự như BIOS của máy tính, Flash ROM thường được tích hợp sẵn trong CPU, vì vậy khi mình thay CPU thì có thể chương trình Flash ROM mới sẽ không có hoặc không còn phù hợp với các hoạt động của máy. 
– EPROM – Là bộ nhớ nhỏ được sử dụng để ghi lại các thông tin mà người sử dụng điều chỉnh, ví dụ các điều chỉnh về hình ảnh, âm thanh, mầu sắc cho màn hình hay nhớ lại các chương trình của đài phát, EPROM là IC 8 chân được thiết kế bên ngoài CPU.

Hình 3 - Các linh kiện của khối điều khiển

1.3. Nhận biết các linh kiện của khối điều khiển: 

* Nhận biết CPU: vi xử lý có thể là IC hoạt động độc lập, có thể được tích hợp trong IC xử lý tín hiệu Video Scaler, vì vậy để nhận ra CPU bạn dựa vào một số đặc điểm sau: 
– Dò từ hệ thống phím bấm ngược về đến IC nào thì đó chắc chắn là CPU. 
– Dò từ mắt nhận điều khiển từ xa Remote Control về đến IC đó là CPU. 
– CPU thường có thạch anh đứng bên cạnh (tuy nhiên thạch anh của CPU có thể dùng chung với thạch anh của khối xử lý tín hiệu Video) 
– XTAL – Thạch anh dao động, tạo xung nhịp cho CPU hoạt động, thạch anh của CPU có thể được sử dụng chung với khối xử lý tín hiệu video. 
– Mạch tạo xung Reset để khởi động CPU. 
– Mạch nhận tín hiệu điều khiển từ xa Remote Control 
– Các phím bấm (KEY) giúp cho người sử dụng điều khiển các chức năng của máy. 
– Thường có IC 8 chân mã hiệu 24C… đứng bên cạnh (EPROM). 
– Có chân thông với chân lệnh ON/OFF của khối cao áp. 
* Nhận biết Flash ROM: Hầu hết Flash ROM hiện nay được tích hợp trong CPU, bạn có thể tra cứu IC để nhận ra chúng, nếu thiết kế ở ngoài thì nó giống như BIOS của máy tính. 
* Nhận biết EPROM: Là IC dán 8 chân thường có mã hiệu là 24C… 
* Hệ thống (KEY): Là các phím bấm trước mặt máy hoặc bên sườn máy giúp người sử dụng điều khiển các hoạt động của máy. 
Biểu hiện khi hư khối điều khiển: 
– Khi hư khối điều khiển (CPU không hoạt động) thì khối nguồn có thể không bật được bởi mất lệnh Not_Stanby (hoặc lệnh Power On), cao áp  không hoạt động vì không có lệnh ON/OFF và các khối xử lý tín hiệu Video, Audio sẽ khôg hoạt động vì không có xung khởi động Reset (xuất phát từ CPU) vì vậy biểu hiện khi khối điều khiển không hoạt động là: Máy không lên nguồn, chỉ có đèn bào chờ mầu cam hay vàng, bấm các 
phím điều khiển mất tác dụng, có thể lên màn sáng mờ (lệnh On/Off ngược) nhưng không có tín hiệu, không có hiển thị. 
– CPU không hoạt động thường do các nguyên nhân: 
+ Nguồn cấp cho CPU mất hoặc thiếu. 
+ hư mạch tạo tín hiệu Reset khởi động CPU. +
+Thạch anh dao động bị hư. 
+ Các phím bấm bị chập. 
+ Flash ROM hư hoặc bị lỗi chương trình. 
+ Bản thân CPU bị hư hoặc bong chân. 
– Biểu hiện khi hư EPROM: Máy có thể không hoạt động nếu EPROM bị chập nhưng nếu EPROM không chập thì các hư hư của EPROM có thể gây ra các hiện tượng như: Máy không nhớ được các mức điều khiển, không nhớ được các kênh, mỗi khi tắt máy và bật lại ta lại phải Dò lại kênh hay chỉnh lại âm lượng, độ sáng… 
– Biểu hiện khi hư Remote Control: mình không sử dụng được điều khiển từ xa trong khi vẫn điều khiển trên máy bình thường và điều khiển từ xa không hư. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 + 7 =