4. Phân tích khối xử lý tín hiệu Video trên Tivi PANASONIC TX-32LE
Chương 7 – Khối đường tiếng
4.1. Sơ đồ tổng quát khối xử lý tín hiệu Video trên máy Panasonic TX-32LE
Khối xử lý tín hiệu Video trên máy Panasonic TX-32LE gồm các linh kiện:
– Bộ kênh và trung tần.
– IC xử lý tín hiệu cho cổng HDMI.
– IC xử lý tín hiệu Video đa chức năng VCT69XYP
– IC xử lý tín hiệu Video đa nhiệm VTC69… thực hiện các chức năng: Chuyển mạch, giải mã, đổi ADC, Matrix, Scaler, tạo hiển thị, LVDS.
4.2. Bộ kênh và trung tần trên máy Panasonic TX-32LE
Điện áp cấp cho bộ kênh bao gồm:
– Điện áp 5V cấp cho mạch Logic để giải mã các lệnh SDA, SCL từ vi xử lý đưa tới, tạo ra các lệnh điều khiển bộ kênh hoạt động, đồng thời điện áp 5V cũng cấp nguồn cho mạch xử lý tín hiệu cao và trung tần của bộ kênh.
– Điện áp 30V cấp cho mạch VT của bộ kênh, VT (Voltage Tuning) là điện áp cấp cho các mạch xử lý cao tần để thay đổi tần số tín hiệu thu đầu vào.
Các tín hiệu điều khiển bộ kênh:
– Điều khiển bộ kênh được thực hiện bởi vi xử lý thông qua các bus dữ liệu SDA-Tuner, SCL-Tuner, SDA-3,3V và SCL-3,3V, mạch logic trong kênh sẽ giải mã lệnh để lấy ra các lệnh điều khiển như lệnh chuyển kênh, dò kênh, thay đổi băng sóng…
Các tín hiệu ra của bộ kênh gồm có:
– Tín hiệu Video OUT đưa ra được khuếch đại qua hai đèn Q122 và Q123 rồi đi cấp cho mạch xử lý tín hiệu Video.
– Tín hiệu trung tần tiếng SIF đưa ra sau đó đi cấp cho mạch xử lý tín hiệu Audio Processor.
* Mạch tạo ra điện áp 30V cấp cho mạch VT của bộ kênh.
– Mạch tạo điện áp 30V lợi dụng điện áp xung ở chân SW của IC ổn áp nguồn 3,3V (BD9003F), mạch sử dụng xung điện này cho chỉnh lưu bội áp qua các linh kiện C3802, C3816, D3806, D3807, C3815 để thu được điện áp khoảng 35V trên tụ C3815, sau đó điện áp này được gim áp thông qua R3819 và D3804 để lấy ra 30V cấp cho mạch VT của bộ kênh.
4.3. Mạch xử lý tín hiệu HDMI
Cổng HDMI giao tiếp (High Definition Multimedia Interface) bao gồm các tín
hiệu:
– DDC-SCL-P0 giao tiếp với IC nhớ ROM
– DDC-ADA-P0 giao tiếp với IC nhớ
* Tín hiệu vào từ cổng HDMI đưa đến IC xử lý HDMI RECEIVER là 8 bít dữ liệu sau:
– CLK+, CLK-
– D0+, D0 –
– D1+, D1 –
– D2+, D2 –
* Tín hiệu ra của IC xử lý tín hiệu HDMI là dữ liệu 8 bít mang thông tin của 3 mầu R, G, B và hai xung đồng bộ H.SYNC và V.SYNC
– R 8Bit data Bus
– G 8Bit data Bus
– B 8Bit data Bus
* Nguồn điện cung cấp cho IC – HDMI
* Trao đổi dữ liệu giữa CPU với IC nhận tín hiệu HDMI
– HDEN – Tín hiệu cho phép IC nhận tín hiệu HDMI hoạt động
– HDHS – Gửi tín hiệu H.SYNC về CPU
– HDVS – Gửi tín hiệu V.SYNC về CPU
– SDA, SCL là các bus dữ liệu Serial để trao đổi dữ liệu giữa CPU với IC nhận tín hiệu HDMI.
– HCLK xung Clock
– HDMI_INT – Tín hiệu ngắt
– HDMI_SCDET – Tách dò tín hiệu HDMI
– HDMI_RST – Tín hiệu khởi động IC nhận tín hiệu HDMI
– MUTE_OUT – Tín nhiệu Mute âm thanh
– HDMI_5V_DET_P0 – Lệnh mở điện áp 5V ra cổng HDMI Port
4.4. Mạch xử lý tín hiệu Video tổng hợp:
* Các tín hiệu vào của IC xử lý tín hiệu Video tổng hợp.
– Các tín hiệu Video từ cổng Component đi trực tiếp vào IC thông qua các tín hiệu Y, Pr, Pb.
– Các tín hiệu từ cổng AV1 bao gồm các tín hiệu: Red, Green, Blue và CVBS.
– Các tín hiệu từ cổng AV2 bao gồm các tín hiệu: Red, Green, Blue và CVBS.
– Các tin hiệu từ cổng AV3 bao gồm các linh kiện: Y, C và CVBS
– Các tín hiệu CVBS mang thông tin của tín hiệu H.SYNC và V.SYNC
TRUNG TÂM SỬA CHỮA ĐIỆN TỬ QUẢNG BÌNH
MR. XÔ - 0901.679.359 - 80 Võ Thị Sáu, Phường Quảng Thuận, tx Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình* Tín hiệu ra của IC xử lý tín hiệu Video tổng hợp điều khiển màn hình LCD
* Phân tích sơ đồ khối của IC xử lý tín hiệu Video tổng hợp VTC69XYP
– Tín hiệu Video từ bộ kênh và từ Ngõ vào Video input được đưa đến mạch Switch, ở đây hai tín hiệu được chuyển mạch rồi đưa vào mạch Front End
– Mạch Front End chuyển mạch tiếp rồi đưa tín hiệu sang mạch giải mã Decoder, mạch giải mã sẽ giải mã các tín hiệu Video hoặc tín hiệu Y/C để lấy ra tín hiệu Y, Pr, Pb.
– Tiếp sau đó mạch Mixer sẽ trộn hai nguồn tín hiệu trước khi đưa vào mạch đổi ADC và xử lý xung đồng bộ.
– Đầu ra ta thu được các tín hiệu số R-Digital, G-Digital và B-Digital và các xung HS, VS và xung Clock các tín hiệu này được đưa sang mạch Scaler.
– Mạch Scaler sẽ xử lý các nguồn tín hiệu có độ phân giải khác nhau rồi đưa ra khung màn hình chuẩn phù hợp với độ phân giải của màn
– Phần cuối của mạch Scaler là mạch tạo hiển thị OSD, mạch này sẽ chèn các tín hiệu hiển thị vào Hình ảnh để giúp người sử dụng điều khiển được dễ dàng.
– Mạch LVDS thực hiện điều khiển trực tiếp màn hình, các dữ liệu từ mạch Scaler đưa tới sẽ được xử lý để tạo ra các tín hiệu điều khiển trực tiếp các điểm ảnh trên màn hình.