Đây là một đồng hồ đo kỹ thuật số đa năng giá rẻ nhưng có nhiều tính năng hay. Một chiếc đồng hồ chưa tới 400k mà có LCD 9999 count và cả tính năng đo TRUE RMS, Ở thang đo mV mà độ phân giải chỉ là 1µV thì quá đỉnh rồi.

Màn hình hiển thị các chức năng như hình dưới. Có 1 thắc mắc là trên màn hình mình còn thấy vài biểu tượng như °F, °C, MIN, MAX và biểu tượng Delta nhưng không có thang nào để bật các chức năng này cả, có lẽ để nâng cấp cho phiên bản sau.

Nút nhấn:

  • Range (Xanh): Cho phép tự động chọn dải cần đo, nhấn giữ để bật/tắt đèn nền, rất thích hợp đo ở những nơi thiếu ánh sáng.
  • Sel/Hold (Vàng): Lựa chọn chức năng đo cùng với núm xoay, nhấn giữ để “đóng băng” kết quả đang hiển thị trên màn hình.
Núm xoay:
  • Off: Tắt nguồn
  • V % Hz: Hiển thị điện áp đo, sử dung nút nhấn màu vàng để chuyển đổi chức năng cần đo như VDC, VAC, tần số và chu kỳ xung.
  • mV: Hiển thị millivolt, sử dụng nút nhấn màu vàng để chuyển đổi kiểu đo giữ VDC và VAC
  • ohm: Đo điệ trở, tụ điện, thông mạch, diode
  • Hz: Đo tần số và chu kỳ xung.
  • A mA: Đo dòng AC và DC.
  • uA: Đo dòng AC và DC.
  • Square: Tạo tần số, nhấn nút màu vàng để chuyển đổi tần số từ 50Hz tới 5MHz

    Cục nhựa màu đen (IC2) là IC chính của board mạch, dựa vào các thông tin trên mạng thì mình đoán là IC DTM1106EN đây là phiên bản cải tiến của IC DTM0660 mà trước đây hay thấy trong các thiết bị đo, bên trái là IC EEPROM (IC1: 24C02A) dùng để lưu trữ thông tin cấu hình các chức năng (có thể thêm các chức năng bằng cách dump nội dung trong con chip này ra và sửa giá trị các Offset). Transistor Q1 dùng để điều khiển đèn nền và Q2 dùng cho buzzer. Q5 là IC ổn định điện áp tham chiếu (ICL8069 1.2V), hình dáng thì giống transistor nhưng không phải nhé.

    Một nút nhấn ẩn (SW3) mình không biết cái nút nhấn này có tác dụng gì trong board, mình thử chạm vào trong quá trình đo thì không thấy phản ứng gì cả . Theo thông tin thu thập được thì nó có thể là nút RANGE (PT1.1 – BAT- (VSS) hoặc dùng để calibration (kết hợp với JP2).
      Để bảo vệ (cho thang đo Ohm và Tụ) bao gồm: Một điện trở nhiệt PTC (PTC1) và 2 transistors (Q3, Q4). Một điện trở 100Ohm được sử dụng cho việc thanh đo uA, 1Ohm cho thang đo mA.
    2 cầu chì ngắn này nếu mà đứt chắc khó tìm thay thế.

    Mặt dưới này không có linh kiện gì cả, chỉ có các điểm tiếp xúc cho nút nhấn và các điểm cho núm xoay tiếp xúc, ngoài ra còn có thông tin phiên bản board. Hình bên trái là Board của Zotek ZT109. Hình bên phải là Board của ANENG AN8008. Hai board này không khác nhau gì cả, chỉ khác số hiệu phiên bản V0.5 | V0.4

    Hình ảnh rõ ràng về con Chip DTM0660 và chip EEPROM

    Bên trong cục nhựa màu đen thui là con IC chính (phải dùng đá mài ra mới thấy)



    Cách thêm tính năng nhiệt độ cho ZT109


    Sử dụng một tool đọc nội dung con EEPROM ra

    Chỉnh sửa 2 vị trí Offset 0xAD=13 (cho độ C) và 0xBD=15 (cho độ F) như hình dưới. Nạp lại vào con EEPROM.

    Bản EEPROM của mình đang chạy OK:
    https://drive.google.com/file/d/10_bsGsWYkf7_5p4ZXfZfSURqbtnSI3k6/view?usp=sharing

    Để bật tính năng đo nhiệt độ, bật thang đo về mV và nhấn nút màu vàng SEL/HOLD để chọn chức năng độ C/F

    Thảo luận: https://www.eevblog.com/forum/testgear/an8008-us-$19-10000count-1uv-0-01ua-0-01ohm-resolution-meter/
    Tài liệu chỉnh sửa EEPROM
    https://drive.google.com/file/d/1RbOBwFa9MyE37jLVFRlhrJA-Rx5AWyIw/view?usp=sharing
    https://drive.google.com/file/d/1ppSMmXph3g39iFs-mITMu7FPsRsrjTSB/view?usp=sharing

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    + 67 = 73