Dưới đây là tổng hợp công cụ sửa chữa bếp từ hãy tham khảo ngay với Hocwiki nhé.

Đồng hồ vạn năng

Là một thiết bị quan trọng bậc nhất khi đến với nghề điện tử (thiết bị này còn gọi tắt là VOM), đây là một dụng cụ cho phép người người thợ đo được những đại lượng điện cơ bản như hiệu điện thế, điện trở, cường độ dòng điện… Các đồng hồ vạn năng hiện đại còn có thể đo được nhiệt độ, trị số tụ điện, diode, hệ số khuếch đại của transistor, trị số điện cảm, tần số..

Ampe kìm

Mặc dù một chiếc đồng hồ vạn năng có khả năng đo dòng điện nhưng sử dụng chức năng này khá phức tạp và không an toàn nên người ta sử dụng một thiết bị đo dòng an toàn , dễ dùng hơn đó là ampe kìm. Thông thường một chiếc ampe kìm có thể đo được những giá trị dòng điện từ mA đến vài trăm A vơi một thao tác đơn giản là kẹp kìm vào một sợi dây của mạch điện. Với một bếp từ đơn thì dòng điện hoạt động ổn định của bếp khi có nồi là từ 6 đến 10A. Nếu vượt quá 10A thì cần xem lại mạch điện trong bếp

Mỏ hàn điện

Là một dụng cụ không thể thiếu đối với người sửa chữa phần cứng khi máy móc bị debug. Đây là thiết bị tạo ra nhiệt độ cao trên một mũi kim loại ( đầu hàn) để làm tan thiếc dưới chân linh kiện trên mạch in khi muốn tháo linh kiện ra hoặc để làm thiếc bám vào bảng mạch khi hàn linh kiện vào. Mỏ hàn điện có ba loại chính đó là mỏ hàn xung, mỏ hàn nung trực tiếp, mỏ hàn nung thông qua biến áp. 

Hình 3. Mỏ hàn nung biến áp 

Hình 4. Mỏ hàn xung 

Bơm chân không hút thiếc 

Muốn tháo một linh kiên ra khỏi mạch in thì mình phải dùng mỏ hàn làm nóng chảy thiếc trên mối hàn rồi sau đó dùng bơm này hút thiếc lỏng ra khỏi mối hàn. Cấu tạo bơm chân không này rất đơn giản giống như một cái xilanh được gắn thêm lò xo để kéo pittong lên tạo áp xuất thấp hút thiếc lỏng vào bên trong ống.

Hình 5 Bơm hút chân không dùng để hút thiếc

Nhíp gắp linh kiện 

TRUNG TÂM SỬA CHỮA ĐIỆN TỬ QUẢNG BÌNH
MR. XÔ - 0901.679.359 - 80 Võ Thị Sáu, Phường Quảng Thuận, tx Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình
Sửa điện tử tại Quảng Bình

Kỹ thuật điện tử ngày càng hiện đại và tiên tiến cho nên các bảng mạch điện tử sử dụng rất nhiều linh kiện nhỏ bé. Để có thể thao tác giữ, gắp, nhà chân những linh kiện này thì mình cần nhíp để giữ linh kiện. Nhíp gắp có thể được làm bằng nhựa dẻo và thép không gỉ có độ đàn hồi cao. Với những linh kiện nhạy cảm với tĩnh điện thì cần sử dụng nhíp làm bằng nhựa để tránh làm hư linh kiện. 

 Dụng cụ tháo lắp thiết bị

Các thiết bị máy móc điện tử đều được lắp ráp bằng bu lông, ốc vít, chốt cài, cựa … do đó những thiết bị này cần được tháo lắp bằng kìm, tuốc nơ vit, cờ lê, lục năng, búa, kìm mỏ nhọn, kìm hư…Là một người thợ điện tử chuyên nên bổ sung những dụng cụ này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

8 + 2 =