1. Mạch cấp nguồn CPU

Còn gọi là mạch VRM (Voltage Regulator Module). Mạch VRM thường nằm sát bên socket của CPU.

Mạch VRM biến đổi điện áp DC 12V sang điện áp thấp hơn (khoảng 1.1 – 1.5V) và ổn định điện áp này cấp cho CPU. Điện áp này gọi là nguồn VCORE có cường độ dòng điện từ khoảng 8A đến 10A.

Cấu tạo mạch cấp nguồn CPU

Cấu tạo mạch cấp nguồn CPU

Mạch cấp nguồn CPU gồm có các linh kiện chính:

    • IC ổn áp (còn gọi là IC dao động)
    • IC đảo pha (nếu có)
    • Các cuộn dây
    • Các đèn mosfet
    • Các tụ lọc

Nguyên lý hoạt động mạch cấp nguồn CPU

Khi cấp điện áp 12V vào chân VCC (hoặc VDD) của IC ổn áp, IC ổn áp sẽ tạo ra các xung PWM để điều khiển các cặp đèn mosfet hoạt động.

Hai đèn mosfet trên mỗi cặp sẽ đóng ngắt luân phiên, đèn này dẫn thì đèn kia ngắt và ngược lại, tạo ra điện áp xung ở điểm giữa.

Sau đó, điện áp xung này sẽ được mạch lọc L – C lọc thành điện áp bằng phẳng để cấp cho CPU.

Ví dụ mạch cấp nguồn CPU

    • IC dao động ISL6565A
    • IC đảo pha ISL6605
    • Một cặp mosfet
    • Mạch lọc L-C
Sơ đồ nguyên lý mạch cập nguồn CPU

Kiểm tra mạch cấp nguồn CPU

Đo điện áp cuộn dây, tụ điện hoặc mosfet của mạch VRM.

Gắn CPU vào socket rồi kích nguồn:

    • Nếu điện áp ở cuộn dây, tụ điện, mosfet khoảng 1.5V thì có nguồn VCORE.
    • Nếu dưới 1V thì mạch VRM hư.
Kiểm tra mạch cấp nguồn CPU

2. Mạch cấp nguồn chipset

Còn gọi là mạch REGU (Regulator). Mạch REGU thường nằm ở giữa chipset Bắc và Nam.

Vị trí mạch cấp nguồn chipset

Mạch hoạt động tạo ra điện áp khoảng 1.5V đến 1.8V cấp cho các chipset.

Mạch cấp nguồn chipset thường gồm các linh kiện chính:

    • IC ổn áp (thường 8 chân)
    • Đèn mosfet
    • Tụ điện, cuộn dây (nếu có)
Cấu tạo mạch cấp nguồn chipset

Nguyên lý hoạt động mạch cấp nguồn chipset

Khi được cấp nguồn, IC ổn áp sẽ tạo ra điện áp điều khiển ở chân GATE để điều khiển chân G của mosfet. Mosfet mở ra điện áp 1.5V cấp cho các chipset.

Nguyên lý cấp nguồn chipset

3. Mạch cấp nguồn RAM

Mạch cấp nguồn RAM thường nằm gần khe RAM. Có nhiệm vụ tạo ra điện áp ổn định cấp cho RAM.

Mạch thường được cấu tạo bởi một đèn mosfet và IC ổn áp.

Vị trí mạch cấp nguồn RAM

Các loại RAM và điện áp sử dụng

Loại RAM Điện áp sử dụng Số chân Mạch ổn áp
SDRAM 3.3V 168 Không có
DDR 2.5V 184
DDR2 1.8V 240
DDR3 1.5V 240
DDR4 1.2V 288

Khe RAM DDR

Khe RAM DDR có 184 chân, điện áp cấp cho khe RAM DDR là 2.5V.

Các chân được cấp nguồn của khe RAM DDR như chân 7, 15, 46, 54, 62, 85, 96, 104, 136, 143, 148, 156, 180, 184,…

Chân khe RAM DDR

Khe RAM DDR2

Khe RAM DDR2 có 240 chân, điện áp cấp cho khe DDR2 là 1.8V.

Các chân được cấp nguồn của khe RAM DDR2 như chân 60, 62, 65, 66, 182, 183, 186, 189,…

Chân khe RAM DDR2

Khe RAM DDR3

TRUNG TÂM SỬA CHỮA ĐIỆN TỬ QUẢNG BÌNH
MR. XÔ - 0901.679.359 - 80 Võ Thị Sáu, Phường Quảng Thuận, tx Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình
Sửa điện tử tại Quảng Bình

Khe RAM DDR3 có 240 chân, điện áp cấp cho khe DDR3 là 1.5V.

Các chân được cấp nguồn của khe RAM DDR3 như chân 51, 54, 57, 170, 173, 176, 238,…

Chân khe RAM DDR3

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

53 − 48 =