* Nguyên lý:
Hai đầu điện thế ngõ ra được hồi tiếp về chân 1 và 2.
Khối Error Amp dò mức điện thế ra, điện thế ra thay đổi tạo tín hiệu vào bộ phát xung PWM thay đổi.
Bộ pháp xung PWM kết hợp với khối dao động Oscillator và Latch làm biến đổi độ bật tắc của xung PWM, và xung PWM được đưa ra ngoài qua transistor ở tầng phát xung Output state.
Vậy ta thấy xung phát ra ở chân 11 và 14 có độ tắt mở thay đổi tùy tính hiệu hồi tiếp ở chân 1 và 2. Và với các mạch ổn áp, đó là hồi tiếp âm, tức xung phát ra ngược lại với tín hiệu hồi tiếp. Khi tín hiệu hồi tiếp giảm thì thời bật tăng và ngược lại.
Các chân còn như chân 6 (RT) và 5 (CT) là nối trở và tụ điện để định tần số giao động, và tần số của xung PWM. Chân 3(Sync) dùng để kết hợp với các bộ ổn áp xung khác để hoạt động đồng bộ. Nếu chỉ một bộ biến thế xung trong hệ thống thì ta không cần dùng chân này. Chân 8 (C soft-start) nối với một tụ để làm khởi động êm. Giá trị tụ nối ở chân này định độ êm. Chân 10 (Shutdown) nối xuống Ground sẽ tắt hoạt động của chíp. Chân 4 (OSC Output) không cần.