Cách nhận biết: Hình chữ nhật, khoảng 4 cm vuông trên có chữ ITE, Winbond, SMSC… như hình
Tránh nhầm lẫn chip SIO với chip LAN onboard (có cùng kich thước nhưng thường đi kèm một thạnh anh) một số ít chip sound onboard cũng có cùng kích thước nhưng ít thấy hơn. Thông dụng nhất vẫn là 3 loại chip này nên cũng ít nhầm lẫn.
Nhiệm vụ:
– Kết hợp với chipset NAM quản lý việc kích nguồn và tắt nguồn cho main.
– Quản lý bàn phím, chuột, FDD, LPT.
Các lỗi thường gặp:
– Không kích được nguồn (rất phổ biến) tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc vào chip NAM và có khi có thêm mosfet đảo hay IC damper bên ngoài.
– Chập chờn Reset lại liên tục (như lỗi RAM) tốt nhất khi gặp thì nên vệ sinh thật kỹ hàn lại chân SIO trước khi kiểm tra tiếp đến các linh kiện khác.
– Không nhận các thiết bị như keyboard, mouse, FDD, LPT. Một số trường hợp do chạm các tụ lọc nhiễu gần các cổng keyboard, mouse chỉ cần xả bỏ các tụ này là OK.
Cách xử lý:
– Lỗi không kích nguồn thì sẽ có bài phân tích riêng, ở đây khi xác định lỗi ở chip SIO thì sẽ hàn lại chân, khò lại chân, hoặc thay chip mới.
– Hàn lại chân SIO chủ yếu cho nhựa thông loãng vào dùng mỏ hàn dạng dao vuốt đều trên các hàng chân. Nhiệt độ của đầu mỏ hàn + nhựa thông loãng sẽ làm các mối hàn tiếp xúc tốt hơn.
– Một số người thì thích dùng máy khò nhiệt thay vì mỏ hàn dạng dao. Cách làm này cũng tương tự nhau. Vẫn phải dùng nhựa thông loãng kết hợp nhiệt độ của máy khò. Tuy nhiên số khác thì vẫn dùng cả 2 cách coi như an tâm hơn.
– Khi thay SIO, tháo bỏ đầu chụp của máy khò (dùng trực tiếp đầu lớn) đảo đều đầu khò trên lưng chip tránh tập trung 1 chổ quá lâu dễ gây hư chip. Dùng cọng thép “tháo IC” xuyên qua 2 hàng chân chip rồi nâng nhẹ chip lên khi chì vừa chảy. Khi tháo chip SIO quan trọng nhất là đừng làm công các chân, khi đó lúc hàn lại vào main sẽ đỡ cực hơn.
– Nếu thay SIO, phải lưu ý đúng số hiệu, mã code trên lưng. Đôi khi chỉ khác biệt nhỏ cũng không tương thích và làm mainboard hoàn toàn không hoạt động.