Đã bao giờ các bạn muốn lắp cho mình 1 bộ nguồn có thể điều chỉnh được điện áp theo ý muốn mà không biết phải làm như thế nào chưa .Ở bài viết trước mình đã  giới thiệu về Ic điều chỉnh điện áp LM317,nếu ai chưa đọc thì có thể tìm đọc bài viết ở phần trước. Ngày hôm nay mình sẽ giới thiệu với mọi người 1 mạch nguồn thực tế từ sơ đồ nguyên lí đến lắp ráp mà mình đã gặp trong thưc tế đó là mạch nguồn cung cấp 5V-22V với dòng là 2A trong thiết bị LX.5029 .

Cấu trúc bên trong thiết bị LX.5029 :
Như các bạn thấy cấu trúc bên trong rất đơn giản và mạch điện cũng rất nhỏ và rễ lắp ráp ,sau đây mình trình bày sơ đồ nguyên lí của mạch điện này .

Sơ đồ mạch điện bên trong bộ nguồn điều chỉnh.



TRUNG TÂM SỬA CHỮA ĐIỆN TỬ QUẢNG BÌNH
MR. XÔ - 0901.679.359 - 80 Võ Thị Sáu, Phường Quảng Thuận, tx Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình
Sửa điện tử tại Quảng Bình


   Công dụng linh kiện trong mạch điện :
T1 biến áp hạ áp cách ly từ 220VAC về 21VAC.
Cầu chỉnh lưu  diode RS1 biến điện áp 21VAC thành điện áp 1 chiều .
R1 và LED  DL1 có nhiệm vụ hiện thị khi có nguồn.
Tụ điện  C1,C2,C4 lọc nguồn sau chỉnh lưu để làm phẳng điện áp.
DZ1 tạo điện áp tham chiếu chuẩn để phản hồi quá áp.
Tụ điện  C3 là tụ lọc nguồn cho DZ1 giữ điện áp vào chân số 3 của opam ổn định.
R2 chịu dòng cho DZ1 tránh DZ1 bị đứt.
TR1 và TR2 là 2 transistor  mắc Darlington để có dòng ra tải lớn.
R4 là trở Shunt để đo dòng.Mạch gồm R3,R4,TR3 đóng vai trò phát hiện làm mạch khóa đầu ra khi quá dòng.
R5,R6,R7,R8 đóng vai trò phản hồi điện áp đầu ra
R9 đóng vai trò làm chỗ xả cho tụ C7..
Tụ điện C7,C8 là tụ lọc nguồn đầu ra.
Opam ở đây làm nhiệm vụ so sánh điện áp lấy mẫu ở đẩu và và điện áp cố định ở diode zener để ngắt TR1 và TR2 khi quá áp.
   Nguyên lí bảo vệ quá dòng.
Giả sử khi dòng đầu ra là i tăng,điện áp trên R4(điện trở Shunt) là  là U4 = I.R4 (Ube của transistor) nếu U4 lớn hơn 0.7 thì TR3 dẫn khi đó lập tức Ube của TR1 và TR2 mắc darlington lập tức nhỏ hơn 0 nên sẽ ngắt ngay lập tức.
    Các bạn có thể lắp rạp sơ đồ mạch này trong thực tế để có được bộ nguồn như ý muốn ,mình đã lắp và test thử thấy mạch hoạt động rất ổn định.

Sơ đồ mạch in

Sơ đồ đấu nối  linh kiện và dây cắm .

Sơ đồ lắp ráp sau khi hoàn chỉnh .
    Như vậy qua bài viết trên mình đã giới thiệu cho các bạn 1 mạch nguồn trong thực tế ở thiết bị điện tử .Mạch này rễ lắp ráp và dễ điều chỉnh nên các bạn có thể làm cho mh 1 bộ nguồn như này để tiện cho việc sửa chữa và thiết kế.Ở bài viết sau mình sẽ tiếp tục đưa những mạch nguồn dùng trong thực tế để mọi người có thể nắm rõ và hiểu chắc về nó.



Tác giả : Ngô Văn Lộc


❀◕ ‿ ◕❀

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+ 79 = 81