Trong bài viết này trình bày một số vấn đề điện áp trên panel lcd giúp các bạn có khả năng tự tìm hiểu và sửa chữa lỗi liên quan đến màn hình lcd.

 1. Chức năng của mạch điều khiển điện áp.

– Tạo ra điện áp dương 8 đến 10V cấp cho màn hình.
– Tạo ra điện áp âm từ -8 đến -10V cấp cho màn hình.
– Tạo ra điện áp dương từ 22 đến 24V cấp cho màn hình.

 H9102

2 . Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển điện áp cấp cho màn hình.

 

H9103

Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển nguồn cho màn hình.

  • Mạch xử dụng nguyên lý nguồn xung tăng áp, đầu ra sử dụng mạch chỉnh lưu dương, chỉnh lưu âm và chỉnh lưu bội áp.
    – Điện áp Vin (3,3V) đi vào mạch và cấp nguồn cho mạch dao động trong IC qua chân IN.
    – Mạch dao động tạo ra xung điện điều khiển cho đèn công suất hoạt động ngắt mở.
    – Dòng điện đi qua cuộn dây L1 rồi đi vào chân D đèn công suất (trong IC) qua chân LX.
    – Khi đèn công suất hoạt động ngắt mở, phía sau cuộn dây L1 ta thu được điện áp dạng xung.
  • Điện áp xung ở sau cuộn L1 (chân LX) sẽ được các mạch chỉnh lưu, chỉnh lưu để lấy ra các điện áp.
    – Mạch chỉnh lưu D1 và các tụ C3, C4, C5 sẽ chỉnh lưu và lọc để lấy ra điện áp dương 8,5V (V_MAIN)
    – Mạch chỉnh lưu C6, D2 và C15 sẽ tạo ra điện áp âm -8V (V_GOFF), điện áp này được đưa đến các IC-V.Drive
    sau đó đưa đến các đường ngang nhằm khoá các Transistor trên các điểm ảnh.
    – Mạch chỉnh lưu bội áp gồm các linh kiện C17, C18, D3, D4, C19, C14 sẽ tạo ra điện áp dương 24V cấp vào chân
    SRC của IC.
    – Điện áp 24V đưa vào mạch Switch Control  trong IC để tạo ra điện áp G.ON, điện áp này sẽ đưa đến các IC – V.Drive
    để điều khiển các hàng ngang nhằm đưa chân G của các Transistor trên các điểm ảnh lên mức cao.

 

H9104

H9105

IN  – Chân điện áp nuôi mạch dao động.Chú thích các chân IC.

  • SHDN – Lệnh Shutdow tắt IC nếu có mứcSRC – Điện áp 24V đi vào chuyển mạch.
  • GON – Điện áp từ chuyển mạch đi ra.
  • DRN – Châ tiếp mass cho chuyển mạch.
  • CTL – Xung điều khiển chuyển mạch.
  • FB – Điện áp hồi tiếp.
  • COMP – Chân điện áp so sánh.

3 .Hư hư thường gặp và phương pháp kiểm tra.

   Bệnh 1 – hư mạch điều khiển điện áp, mất toàn bộ hoặc mất một trong số các điện áp sau:
(mất 8,5V,  mất -8V hoặc mất 24V)

  • Biểu hiện khi mất cả ba điện áp trên hoặc mất điện áp 8,5V
    – Màn hình sẽ bị sáng trắng, không có hình , thay thế màn hình khác thì chạy bình thường.

 

H9106

Nếu hư mạch điều khiển điện áp, màn hình sẽ bị sáng trắng không có hình.

  • Cách kiểm tra:– Kiểm tra điện áp tại chân cuộn dây xem có 3,3V không ?, nếu mất điện áp ở đây là do đứt cầu chì F1.
    – Nếu có điện áp ở chân cuộn dây thì bạn hãy kiểm tra điện áp ở sau Đi ốt D1 xem có khoảng 8,5V không ?
    Nếu không có điện áp ra tăng lên là biểu hiện của mạch chưa hoạt động.

Phân tích:
– Nếu bạn tìm thấy có một điện áp ra cao hơn điện áp vào (3,3V) => thì suy ra mạch dao động và công suất đã
hoạt động, chắc chắn là mạch hư đi ốt hoặc tụ, thông thường hay hư đi ốt.
– Nếu bạn không tìm thấy có điện áp đầu ra nào lớn hơn đầu vào => chứng tỏ là mạch chưa hoạt động, có thể
hỏn IC dao động và công suất.
– Trong thực tế mạch nguồn này hay hư các đi ốt chỉnh lưu, khi đó dẫn đến mất một  điện áp hoặc mất toàn bộđiện áp.

 H9108

Biểu hiện khi màn hình bị mất điện áp 24V.

 H9109

Nếu mất 24V (nhưng vẫn còn điện áp 8,5V và âm -8V) thì màn hình bị mờ như trên.

Biểu hiện khi màn hình bị mất điện áp âm -8V

 H91011

TRUNG TÂM SỬA CHỮA ĐIỆN TỬ QUẢNG BÌNH
MR. XÔ - 0901.679.359 - 80 Võ Thị Sáu, Phường Quảng Thuận, tx Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình
Sửa điện tử tại Quảng Bình

Khi màn hình chỉ bị mất điện áp âm (vẫn có các điện áp dương) thì màn hình có hiện tượng như trên.

 H91081

Bạn hãy kiểm tra các đi ốt, nếu đi ốt chỉnh lưu áp âm bị hư thì sẽ mất điện áp âm -8V

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

− 3 = 1