+ Sơ Đồ Từng Khối.

    +++++ Auto cut off +++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
+ Mình phân tích qua 1 chút. 
 – Tụ C1 giúp cho relay duy trì 1 thời gian ngắn, đủ để khi relay hoạt động, tiếp điểm thường hở đóng lại. Mục đích là tránh hiện tượng relay đóng ngắt liên tục do không tiếp xúc kịp. ‘ Gần như là tạo trễ ‘
 – Diode D1 có tác dụng dập xung bảo vệ transistor do cuộn dây của relay tạo ra, khi mạch đóng cắt liên tục. Bạn nào muốn tìm hiểu kĩ hơn thì seach Google nhé.

++++ Phần quan trọng đây ++++
 – điên trở R1 và Biến trở RV1 có tác dụng phân áp cho chân B của transistor,
 – khi điện áp đặt tại chân B của Q1 lớn hơn 0.6v thì ngay lập tức Transistor sẽ đóng lại, làm cho relay hoạt động theo.
————————————————————————————–
 – khi điện trở tại RV1 càng thấp, điện áp từ Dương nguồn đi qua R1 về âm càng nhiều, đồng nghĩa với việc điện áp tại chân B của Q1 cũng bị giảm theo, khi đó ngưỡng áp ngắt sẽ càng tăng cao, nó sẽ tăng đến khi nào áp tại chân B lớn hơn 0,6v thì mạch mới chịu hoạt động tiếp.

 – khi điện trở tại RV1 càng lớn, thì điện áp từ Dương nguồn đi qua R1 về âm bị cản lại càng nhiều, khi đó điện áp tại chân B của Q1 càng lớn, khi đó ngưỡng ngắt lại càng thấp.
————————————————————————————–
VD: 
 Khi điện trở tại RV1 là 10k thì mạch sẽ ngắt ở 12-13v.
–  Mình cấp nguồn vào cho mạch là 12v, khi đó áp tại chân B của Q1 khoảng 0,55v, Với mức 0,55v này chưa đủ điều kiện cho Q1 dẫn, lên mạch chưa ngắt, khi áp tăng dần dần từ 12v – 13v, thì đồng nghĩa áp tại chân B của Q1 cũng bị tăng theo, khi nào đủ 0,6v thì transistor sẽ dẫn và relay sẽ hoạt động.
+ lý do áp tại chân B là 0,55v là do điện áp dương bị cản lại tại VR1 nhiều, lên điện áp đi về âm ít hơn.

Khi điện trở tại RV1 là 1k   thì mạch sẽ ngăt ở 14-15v.
–  Mình cấp nguồn vào cho mạch là 12v, khi đó áp tại chân B của Q1 khoảng 0,30v, Với mức 0,30v này chưa đủ điều kiện cho Q1 dẫn, lên mạch chưa ngắt, khi áp tăng dần dần từ 12v – 15v, thì đồng nghĩa áp tại chân B của Q1 cũng bị tăng theo, khi nào đủ 0,6v thì transistor sẽ dẫn và relay sẽ hoạt động.
 + lý do áp chỉ có 0,30v là do điện áp dương bị cản lại tại VR1 ít, lên điện áp đi về âm nhiều hơn.
– mk lấy vd cho các bạn dễ hiểu thôi. chứ thực tế không có vậy nhé =]]========================== Tham Khảo Thêm====================

  • I= Vcc / (R1 + R2)
  • Vout1 là điện áp đo được tại 2 đầu điện trở R2:
  • Vout1 = I x R2
  • Với cầu phân áp 2 điện trở , ta có thể dùng công thức biến đổi :
  • Vout1 = I x R2 = [Vcc / (R1 + R2 )]x R2 => Vout1= (Vcc.R2)/(R1+R2)

kia là mạch phân áp, ==================================================================
Done nguyên lý khối ngắt khi đầy
————————————————————————————————————————–

+++++ Auto charging when battery is low +++++++++++++++++++++++

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
OK giờ mk nhảy qua phần tự nạp lại.

– Khối này chỉ hoat động khi khối tự ngắt hoạt động nhé. Nó hoạt động tương tự khối ngắt, nhưng nó làm công việc ngược lại.
-Con relay là phần tử nguy hiểm nhất ở đây =]]. đùa bạn tí thôi, bạn để ý. Con trở R2 đk nối với tiếp điểm thường mở của relay, điều này có nghĩa, khi nào khối ngặt khi đầy hoạt động thì tiếp điểm thường mở mới được đóng lại, khi nó đóng lại Dương nguồn mới được cấp cho R2, khi đó nó mới đủ điều kiện để hoạt động nhé.
————————————— MK xin nhắc lại ———————————————–
 – Khi điện trở tại RV2 càng thấp, điện áp từ Dương nguồn đi qua R2 về âm càng nhiều, đồng nghĩa với việc điện áp tại chân B của Q2 cũng bị giảm theo, khi đó ngưỡng nạp lại càng tăng cao, nó sẽ tăng đến khi nào áp tại chân B lớn hơn 0,6v thì mạch mới chịu hoạt động tiếp.

 – Khi điện trở tại RV2 càng lớn, thì điện áp từ Dương nguồn đi qua R2 về âm bị cản lại càng nhiều, khi đó điện áp tại chân B của Q1 càng lớn, khi đó ngưỡng nạp lại càng tụt xâu hơn.
———————————————————————————————————-

VD: 
   khi điện trở tại RV2 là 10k thì mạch sẽ nạp lại ở 9-10v.
   khi điện trở tại RV2 là 1k   thì mạch sẽ nạp lại ở 13-15v.
– mk lấy vd cho các bạn dễ hiểu thôi. chứ thực tế không có vậy nhé =]]dưới đây là video mô phư giúp các bạn dễ hiểu hơn,
flie mô phư Protues 8.6: Nhấn Vào Đây
https://www.blogger.com/video.g?token=AD6v5dwVE35UToBCByj5-gLILfBCf8s1JRh5mr3c8gkl21Iflp0Jb-NuHwcq7hxsYPH0wunLb7_5OZl8oSY0PyD3vatTVp30fGD-KPPzT07KmX86OnXmY7mz8XR2HByG4jlQ6hHnCz-Z
Mk mong là sau khi xem video mô phư các bạn sẽ hiểu đk phần nào.

Ok giờ mk nói qua phần công suất. 
 Các bạn để ý. con R3 đk nối với tiếp điểm thường đóng của relay, khi khối ngắt chưa hoạt động, thì nguồn dương luôn được cấp cho chân G của irf3205, khiến cho chân D – S luôn thông,

 Có thể bạn chưa biết: Chiều dẫn của Mosfet kênh N có chiều từ D -> S.
                                    Chiều dẫn của Mosfet kênh P có chiều từ  S -> D.
 Dòng điện luôn đi từ Dương về Âm.

 trong khối nạp bằng pin mặt trời. J2 19V ‘ đường màu đỏ là nguồn dương của pin mặt trời, đường màu đỏ nâu xẫm, là nguồn âm của pin mặt trời.

– Nguồn dương pin NLMT mk nối trực tiếp với Cực dương của ác quy. Khi đó chiều dòng điện như sau.

+++++++++++ Solar charging controler ++++++++++++++++++++

TRUNG TÂM SỬA CHỮA ĐIỆN TỬ QUẢNG BÌNH
MR. XÔ - 0901.679.359 - 80 Võ Thị Sáu, Phường Quảng Thuận, tx Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình
Sửa điện tử tại Quảng Bình

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

khối đóng cắt 220v các bạn tự tìm hiểu nhé

+ Sơ Đồ Đấu Nối.

+ Linh kiện. 

x1 BT136.x1 IRF3205.x1 Moc 3041.x1 Relay 12v.x1 Diode 1n4007.x1 Tụ Hóa Phân Cực 25v 470uF.x2 đèn led 3v.x2 Tinh Trở 10K Ohm.x3 Domino Xanh 2 Chân.x4 Trở 1K Ohm.x4 Trở 10K Ohm.
+ Mua Hàng:Giá : 80.000 vnđ

Liên Hệ: 0389937723

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

− 2 = 2