Trong bài này, mình sẽ tìm hiểu về RAM trên mainboard Laptop. Trước hết, các bạn có thể xem lại một số kiến thức về RAM ở bài Bộ nhớ RAM là gì? Các thông số kỹ thuật của RAM và bài Các loại khe cắm RAM trên mainboard.
1. Module khe cắm RAM trên mainboard Laptop
Module khe cắm RAM trên mainboard Laptop là loại SO-DIMM (Small Outline Dual Inline Memory Module).
Các máy Laptop thường sử dụng SRAM (Synchronous Dynamic RAM) với các loại phổ biến là DDR, DDR2, DDR3, DDR4. Các loại RAM này phải có cấu tạo tương thích với module khe cắm RAM SO-DIMM.
Bảng bên dưới thông kê đặc điểm các loại RAM trên mainboard Laptop
Loại RAM | Tốc độ BUS | Băng thông (gấp 8 lần tốc độ BUS) | Điện áp sử dụng | Số chân |
DDR (SO-DIMM) | 200MHz 266MHz 333MHz 400MHz | PC-1600 PC-2100 PC-2700 PC-3200 | 2,5V 1,25V 3,3V | 200 chân |
DDR2 (SO-DIMM) | 400MHz 533MHz 667MHz 800MHz 1066MHz | PC2-3200 PC2-4200 PC2-5300 PC2-6400 PC2-8500 | 1,8V 0,9V 3,3V | 200 chân |
DDR3 (SO-DIMM) | 800MHz 1066MHz 1333MHz 1600MHz 1867MHz 2133MHz | PC3-6400 PC3-8500 PC3-10600 PC3-12800 PC3-14900 PC3-17000 | 1,5V 0,75V 3,3V | 204 chân |
DDR4 (SO-DIMM) | 1600MHz 1866MHz 2133MHz 2400MHz 2666MHz 2933MHz 3200MHz | PC4-12800 PC4-14900 PC4-17000 PC4-19200 PC4-21333 PC4-23466 PC4-25600 | 1,2V 0,6V 2,5V | 260 chân |
Trên Laptop, RAM DDR và DDR2 có 200 chân, mỗi mặt có 100 chân, có rãnh ở giữa chia thanh RAM theo tỷ lệ 20 : 80. RAM DDR3 có 204 chân, mỗi mặt có 102 chân, rãnh ở giữa chia thanh RAM theo tỷ lệ 36 : 66.
2. Nguyên lý mạch nguồn RAM trên mainboard Laptop
Sơ đồ chân của một module khe cắm RAM DDR2 trên mainboard Laptop.
Để ý kỹ, mình sẽ thấy các chân có ký hiệu là DDR_A_D0, DDR_A_D1,…, DDR_A_D63. Tổng cộng có 64 chân như thế, tương ứng với độ rộng bus của RAM là 64 bit, mỗi chân ứng với một bit. Các chân này dùng để truyền dữ liệu từ RAM đến CPU và ngược lại.
mình còn thấy module khe cắm RAM DDR2 ở trên sẽ nhận nguồn chính là 1.8V. Bên dưới là sơ đồ mạch điện tạo nguồn RAM 1.8V.
linh kiện chính của mạch nguồn trên gồm 1 IC dao động nguồn ISL6269, cặp mosfet PQ16 và PQ17, 1 cuộn dây PL7.
Có thể tóm tắt nguyên lý hoạt động của mạch nguồn RAM trên như sau:
Để hoạt động, IC ISL6269 nhận nguồn đầu vào B+ và nguồn cấp trước +5VALW. IC SIO sẽ ra lệnh SYSON đến chân EN của IC ISL6269 để yêu cầu IC này mở nguồn RAM.
Sau đó, IC ISL6269 tạo ra xung điện áp điều khiển DL_1.8V và SE_1.8V đến cặp mosfet. Các xung điện áp điều khiển này khi qua cặp mosfet sẽ qua cuộn dây PL để lấy ra được nguồn RAM +1.8VP, cấp cho RAM DDR2.
3. Kiểm tra và khắc phục sự cố về RAM trên mainboard Laptop
Kiểm tra hư hư RAM
RAM hoạt động sau khi có tín hiệu Reset hệ thống. RAM bắt đầu được sử dụng để đọc, ghi dữ liệu sau khi được kiểm tra bởi chương trình BIOS. Do đó, chỉ nên kiểm tra RAM khi CPU đã hoạt động và đã nạp BIOS.
Một số biểu hiện khi lỗi RAM
Có đèn báo nguồn nhưng không lên hình. Sử dụng nguồn đa năng để kiểm tra dòng tiêu thụ của máy. Nếu máy lỗi RAM thì dòng tiêu thụ dừng lại khoảng 0,8A đến 1A và duy trì mức tiêu thụ này mà không tăng lên nữa.
Khắc phục sự cố RAM
Khi kiểm tra và khẳng định máy bị lỗi RAM hoặc không nhận RAM, cần kiểm tra khắc phục như sau:
– Thay thử một thanh RAM tốt và đúng BUS.
– Kiểm tra các nguồn điện cấp cho RAM.
– Hàn lại chân RAM (đòi hỏi có kỹ năng tốt, nếu không chân RAM sẽ bị chập).