Khi kích nguồn trên mainboard quạt quay vài vòng rồi tắt, hoặc quạt CPU chỉ lắc lư. Đó là các trường hợp chạm nguồn trên mainboard PC. Để sửa bệnh kích nguồn quạt CPU quay rồi tắt, anh em cần theo các phương pháp sau đây.

1. Kiểm tra mạch 12v cho CPU

Tháo hẳn jack cấp nguồn ( 4 pin hoặc 8 pin ) 12V cho mạch VRM ( mạch điện áp cấp cho CPU ) ra và kích lại thử. Nếu tháo ra kích nguồn quạt quay thì mainboard đang bị chạm mạch VRM. Chú ý 1 số nguồn tốt như Acbel khi kích nguồn trên mainboard bị chập, thì cần phải tháo hẳn jack 20 pin và nối chân xanh với đen để xả hết điện rồi gắn vào kích mới có tác dụng nhé ( tắt công tắt nguồn đi nhé ).

Khi tháo jack 4 pin của nguồn 12v mà máy kích bình thường thì anh em tiến hành đo mosfet trên mainboard xem con nào chập bằng cách. Dùng đồng hồ kim chỉnh thang X1 và đo vào chân D – S của mosfet bằng 2 chiều đo (que đỏ vào D, que đen vào S và ngược lại que đen vào D, đỏ vào S ).

+ Nếu cả 2 chiều đo điện trở lên từ vài chục đến vài trăm ôm là mosfet đó bình thường.

+ Ngươc lại cả 2 chiều đo, hoặc chỉ 1 chiều mà điện trở lên = 0 ôm là mosfet đã bị chập. Anh em cần thay mosfet khác tương đương được lấy từ mạch VRM của main khác.

Sau khi thay xong mosfet cũng nên kiểm tra xem đường 12v cấp cho mạch dao động có bị chập không. Bằng cách dùng đồng hồ bật thang X1, que đỏ đặt mass, que đen đặt ở chân 12v ( chân có dây màu vàng đi qua ) của jack 20 pin hoặc 24 pin nguồn ATX.

+ Nếu kim đồng hồ chỉ nhích lên 1 ít => suy ra trở kháng bình thường, không bị chạm, chập.

+ Nếu kim đồng hồ lên hết thang đo và có trở kháng 0 ôm thì mainboard đang bị chập đường phụ tải 12V. Đường phụ tải này thường cấp cho IC dao động, anh em thay thử ic dao đông khác ( 70% chập mosfet sẽ làm hư luôn ic dao động) giống hoặc tương đương. Để thay IC tương đương anh em tham khảo : sơ đồ chân IC .

Đa số kích nguồn quạt CPU quay rồi tắt đều do chập mạch ổn áp của CPU. Anh em có thể đo xem có chập không bằng cách thử bằng cách tháo jack 12v như trên hoặc đo trở kháng 12v cấp cho mạch VRM bằng cách dùng đồng hồ thang X1, que đỏ đặt mass, que đen đặt ở chân 12v của jack 4 pin hoặc 8 pin. Nếu đồng hồ có trở kháng 0 ôm là chập, ngược lại là bình thường. Khi tháo jack 12v ra kích nguồn không quay thì mình tiến hành đo trở kháng đường 5v và 3,3v.

Kích nguồn quạt CPU quay rồi tắt
Kiểm tra trở kháng đường 12V mạch VRM mainboard P7H55 – M

2. Kiểm tra mạch 3,3v và 5V cấp cho IC

  • Chân nối dây màu cam nguồn ATX  = 3,3 V
  • Chân nối dây màu vàng nguồn ATX  = 5 V

Tiến hành đo phụ tải 3,3v và 5v bằng cách chỉnh đồng hồ về thang X1 ôm que đỏ đặt mass, que đen để vào chân màu cam ( 3,3V ) sau đó là chân màu vàng ( 5v ).

+ Nếu đồng hồ chỉ nhích lên 1 chút khoảng 500 – 1k ôm thì trở kháng bình thường.

+ Nếu đồng hồ lên hết kim hay gần bằng 0 ôm là bị chập phụ tải mạch.

  • Chập mạch 3,3 V thì 1 trong các linh kiện sau bị chập : IC SIO, chip nam, ROM BIOS, IC clock gen, IC LAN onboard.
  • Chập mạch 5 V thì 1 trong các linh kiện sau bị chập : IC SIO, chip nam, ROM BIOS.
TRUNG TÂM SỬA CHỮA ĐIỆN TỬ QUẢNG BÌNH
MR. XÔ - 0901.679.359 - 80 Võ Thị Sáu, Phường Quảng Thuận, tx Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình
Sửa điện tử tại Quảng Bình

Thông thường chập đường phụ tải này thì đa số bị chập chip nam, chập mạch ổn áp chipset, hư ic SIO, chập IC LAN. Để sửa bệnh chập phụ tải 3v5 và 5v thì anh em cắm nguồn vào để 1 lát và sờ thử chip SIO, chip nam và LAN onboard xem con nào nóng, nếu nóng thì 90% con đó hư. Nếu có đồng hồ đo dòng ( dùng để sửa điện thoại ) thì ta xác định xem IC nào chập bằng cách.

kiểm tra linh kiện bị chập bằng đồng hồ đo dòng
Dùng đồng hồ đo dòng kiểm tra linh kiện bị chập

Giảm điện áp của đồng hồ về 0v, đặt que đen xuống mass, que đỏ vào đường bị chập ( đường 3,3x hoặc 5v ). Sau đó chỉnh điện áp tăng dần cho đến khi dòng đạt 0,8A. Để dòng chạy qua mainboard khoảng 1 phút và sờ vào các linh kiện trên. Con nào nóng thì con đó bị chập, tiến hành thay con khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

45 + = 48