TRUNG TÂM SỬA CHỮA ĐIỆN TỬ QUẢNG BÌNH
MR. XÔ - 0901.679.359 - 80 Võ Thị Sáu, Phường Quảng Thuận, tx Ba Đồn, tỉnh Quảng BìnhMainboard Asus là thương hiệu nổi tiếng từ Đài Loan, nhưng sau 1 thời gian dài sử dụng thì cũng phát sinh ra khá nhiều lỗi. Những bệnh hay gặp ở main Asus xin chia sẻ cùng anh em, nếu có gặp thì còn biết để sửa chữa.
- Mainboard chạy CPU rất nóng và nóng quá còn tắt luôn cả máy, nóng hơn các hãng khác, để cải thiện lỗi này này thì cần phải trét keo tản nhiệt + thay FAN tốt vào. Chú ý xem chân FAN có bị gãy không, gắn vào khớp đúng chưa, gắn sai làm tản nhiệt tiếp xúc với CPU không tốt gây nóng. Cũng có 1 số trường hợp do lỗi chip IO, hoặc ic clock cũng làm cho CPU nóng hơn bình thường. Thay FAN tốt không được thì nên thay thử ic clock
- Cũng chính vì chạy quá nóng, nên xài 1 thời gian làm cho chân soket CPU đứt, 1 số main dùng test socket thấy hở, một số main thì đèn của test socket vẫn sáng nhưng làm lại socket lại ok. Đây cũng là bệnh rất hay gặp ở các main Asus P5GC – MX hay main G31. Nếu nhẹ thì mình đò thể dùng tay đè lên CPU là sẽ chạy. Nặng hơn nữa là phải hấp lại socket, hoặc thay hẳn socket. Nhưng cách này không kinh tế, vì giá thành socket cao, phải có máy đóng chipset và tay nghề cao mới làm được. Giải pháp tốt nhất là bỏ main để lấy linh kiện thôi.
- Máy báo lỗi USB device over current status detected! System will shut down after 15 seconds. Bệnh này đa số do thiếu jump để chọn chế độ 5v stanby cho USB hay 5v ( kích nguồn mới có ), do lỗi BIOS, lỗi chip cầu nam, hoặc do cổng usb bị chạm ( vệ sinh kỹ các cổng bằng RP 7 ). Đây cũng là lỗi chỉ có trên mainboard Asus. Bài này mình đã đề cập, anh em vào đây để xem : USB device over current status detected
- Máy báoo lỗi ‘ Chassis intruded ! ‘ khi gặp lỗi này thì anh em xem cái jump chassic đã gắn vào chưa, nếu gắn rồi thì tháo bỏ tụ lọc nguồn cổng PS/2 hoặc xả bỏ fet nhí cung cấp điện áp cho jack cắm chassic. Xem thêm tại : Fatal Error…System Halted
- Bệnh main chỉ nhận CPU Pentium mà không nhận CPU đời cao hơn như duo core hay core 2 dual, mặc dù phiên bản BIOS có hỗ trợ CPU đó. Cách này thường thay các 2 con ic nhỏ 8 chân gần ic dao động ( ic vuông nhỏ), thay luôn con ic dao động và ic nguồn ( gần jack cắm nguồn 4 pin 12v ) nếu thay 2 con ic 8 chân kia không được. Anh em xem hình
- Mainboard báo lỗi FAN errors, yêu cầu phải bấm phím F1 để tiếp tục khởi động, với pan này thì anh em cần xem lại FAN CPU đã cắm đúng jack chưa. Trên main Asus thường có 2 jack cắm FAN, 1 jack 4 chân dùng để cắm FAN CPU ( ghi CPU_FAN) và 1 jack 3 chân ( ghi CHA_CPU ) dùng để gắn quạt rời. Nếu đã gắn đúng thì phải thay FAN, thay FAN nên xài màu dây chuẩn của intel ( đen, vàng, xanh lá, xanh dương ).
- Asus tải file bios trên trang chủ về và nạp bằng máy nạp BIOS thì không nhận LAN, nguyên nhân do file trên trang chủ chỉ để update trực tiếp trên windows nên sau khi nạp sẽ không nhận LAN, để sửa bệnh này thì cần nạp lại BIOS được back up từ main còn sống. Xem thêm bài viết : Nạp BIOS không nhận LAN.
- hư ic nguồn Ram, main Asus rất hay hư con ic nguồn ram APW7120 làm mất điện áp Ram, CPU, chipset. IC nguồn ram có vấn đề cũng làm máy không lên vì khi đo điện áp trên khe ram chỉ có 1v ( chuẩn là 1,8v cho DDR 2),hay máy chạy 1 lát màn hình tự tắt nhưng quạt vẫn quay, khi đó kiểm tra điện áp Ram cũng không có. Những trường hợp trên anh em cần thay ic APW7120 hoặc ic tương đương RT9214 là được.
- Bệnh chập nguồn Vcore, kích nguồn quạt chỉ quay vài vòng rồi tắt, bệnh này không riêng gì Asus mà tất cả các hãng khác. Nhưng main Asus bị nhiều và khó sửa hơn. Có bệnh chập fet thay fet khác là ok, hoặc phải thay ic nguồn, hoặc thay hết dàn fet của nguồn vcore. Thường thì thay xong cũng bị chập lại mặc dù đã thay hết, và mình cũng chưa tìm được nguyên nhân, có thể chạm chip bắc. Thông thường lỗi này mình tháo hẳn con fet chập đó ra không xài nữa và cũng thấy xài rất ổn. Trên mainboard có 3 pha, 4 pha, 5 pha điện nguồn… Tùy theo loại mainboard có bao nhiêu pha, tháo 1 con fet ra sẽ mất bớt 1 pha.
- Cuối cùng là bệnh card test main báo lỗi No – C ( đối với card báo chữ ) và ” – – – – ‘ đối với card không chữ. Mặc dù các mứa điện áp Ram, CPU, chip set đều chuẩn. Bệnh này rất thường khó sửa, có thể lỗi IO, ic nguồn CPU, hở socket, lỗi chip bắc, lỗi IC clcock. Nhưng mình làm thành công nhiều là do hư ic clock, khi gặp bệnh này anh em cần thay ic clock trước, main Asus rất hay hư ic clock thay ic này phải đúng trị số ghi trên đó nhé.
Đó là những bệnh hay gặp ở main Asus mà mình thường gặp, anh em gặp bệnh nào khác thì chia sẻ dưới khung bình luận để mọi người cùng học hỏi nhé.